- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
6 câu hỏi khi đếm thai máy
Thai máy là một trong những chỉ số phát triển khỏe mạnh của bé. Những cử động đầu tiên của bé thường xuất hiện ở tuần 16-20 của thai kỳ. Tần suất thai máy tăng, mạnh dần lên (chuyển thành những cú đạp, lộn nhào), nhất là vào buổi tối, khi mẹ đi ngủ.
Giai đoạn cuối thai kỳ (tuần thứ 36 trở đi), có một chút thay đổi trong chuyển động của bé; bé thích thọc mạnh vào sườn mẹ, cuộn tròn hoặc căng người ra.
Những thắc mắc về cử động của thai, từ Babykick:
1. ‘Làm sao để đếm chính xác những chuyển động của bé?’
Việc đếm cử động của thai bao gồm: những cú đá, sự quay tròn, dướn người, cuộn và thọc mạnh, không tính đến nấc. Các chuyên gia khuyến cáo, người mẹ nên căn thời gian để đếm đủ 10 chuyển động (kể trên) ở bé. Nếu thai khỏe mạnh, người mẹ có thể đếm được 10 cử động của bé trong vòng 2h. Phần lớn các bé hoàn thành 10 cử động trong vòng 30 phút. Nếu 10 lần chuyển động của bé không xuất hiện trong 2h, thai phụ cần đi khám.
2. ‘Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tần suất máy của thai?’
Những yếu tố ảnh hưởng đến tần suất thai máy bao gồm:
- Người mẹ mắc chứng tiểu đường / huyết áp cao / chứng bệnh về thận (hoặc tim mạch).
- Mang song thai / đa thai.
- Trục trặc ở nhau thai.
- Có tiền sử thai chết non.
- Đa ối / thiểu ối.
- Bào thai phát triển bất thường.
3. ‘Thời điểm nào nên đếm số lần thai máy?’
Bạn có thể đếm thai máy một lần mỗi ngày, vào lúc bé hiếu động nhất: thường là sau bữa ăn; sau khi mẹ luyện tập hoặc vào buổi tối. Khoảng tuần 24-26 của thai kỳ, bạn cần bắt đầu đếm số lần thai máy mỗi ngày. Một số trường hợp, thai máy chậm, công việc trên có thể bắt đầu từ tuần thứ 28.
4. ‘Cách đếm số lần thai máy là thế nào?
- Bạn cần đếm các chuyển động của thai hàng ngày. Trước tiên, hãy chọn thời điểm phù hợp cho bạn; đồng thời, đó cũng là lúc bé năng động nhất (sau bữa ăn, sau khi mẹ luyện tập hoặc vào buổi tối). Bạn cần cố định khoảng thời gian đếm thai máy mỗi ngày.
- Tiếp đến, bạn cần chọn một vị trí (nằm, ngồi) thoải mái nhất. Sau đó, hãy đặt nhẹ tay của bạn (hoặc của chồng) lên bụng bầu, bắt đầu cảm nhận những chuyển động ở bé. Khả năng nhận biết thai máy sẽ giảm đi đáng kể nếu bụng bầu chứa nhiều mỡ; trục trặc ở nhau thai; thai cử động quá nhẹ đến mức mẹ không cảm nhận được.
- Bạn cần dùng bút, đánh dấu số lần thai chuyển động vào một tờ giấy, thời gian bắt đầu từ chuyển động đầu tiên và kết thúc ở chuyển động thứ 10. Phần lớn các bé chỉ cần khoảng 30 phút là hoàn thành xong 10 chuyển động.
- Nếu bé đang ngủ, bé sẽ không cử động (hoặc cử động ít hơn bình thường), bạn thử uống một cốc nước quả tươi hoặc đi bộ trong vòng 5 phút. Sau đó, bạn sẽ cảm nhận được chuyển động từ bé.
5. ‘Có phải bé sẽ chuyển động ít đi vào cuối thai kỳ?’
Không phải thế. Vào cuối thai kỳ, chuyển động của bé có sự thay đổi, ít những cú đá và tăng cử động cuộn. Lúc này, việc đếm tần suất thai máy vẫn cần được duy trì như ở giai đoạn trước.
6. ‘Nếu thai máy ít, tôi sẽ được kiểm tra bằng phương pháp nào?’
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng thai máy bằng những cách sau:
- Siêu âm: Hình ảnh, kết quả siêu âm sẽ cho biết tình trạng phát triển của thai, mực nước ối, nhau thai…
- Non stress test (NST): Thông qua đo tim thai, bác sĩ sẽ biết được chuyển động của thai.
- Biophysical profile (BPP): Siêu âm, kết hợp với NST, giúp đánh giá nhịp tim thai, nhịp thở, chuyển động của thai và mực nước ối.
- Contraction stress test (CST): Đo phản ứng của tim thai với cơn co tử cung.
Ngọc Huê
- Phản ứng của thai với âm thanh (08:23:00 09/10/2009)
- Nguyên nhân và dấu hiệu thiểu ối (07:00:00 09/10/2009)
- Giai đoạn 3 của chuyển dạ (08:45:00 08/10/2009)
- H1N1 với bà bầu (08:15:00 07/10/2009)
- Giai đoạn 2 khi chuyển dạ (08:27:00 06/10/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |