- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Vai trò của Probiotics cho thai kỳ
Trong những năm gần đây, thuật ngữ 'probotics' ngày càng trở nên phổ biến. Bổ sung Probiotics trong chế độ ăn hàng ngày là xu hướng mới nhất Mỹ và Châu Âu.
Nhận thức được vai trò của probiotics đối với sức khỏe của con người, nhất là đối với thai phụ và bé sơ sinh, rất nhiều người mẹ đang mang thai, cho con bú đã quan tâm đến việc sử dụng Probiotics.
Tìm hiểu probotics
Probiotics trong các chế phẩm trên thị trường được biết đến như là "vi sinh vật sống khi đưa một lượng cần thiết đầy đủ vào cơ thể đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể". Probotics được biết đến từ đầu thế kỷ 20 với công trình nghiên cứu đạt giải Nobel y học của nhà bác học người Nga Elie Metchnikoff.
Một nhóm các sản phẩm có tác dụng tích cực như:
- Lactobacillus rhamnosus GG (ConAgra), B lactis BB12; (Chr Hansen)), đều được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy.
- L rhamnosus GR-1, L reuteri RC-14 (Chr Hansen), được sử dụng để điều trị bệnh căng thẳng
- Saccharomyces boulardii LYO (Biocudex) cho sức khỏe niệu sinh dục.
- Lactobacillus plantarum 299V (Lallemand) để giảm sự nhiễm khuẩn trong bệnh viện
- Lactobacillus casei Shirota (Yakult) nhằm mục đích giảm bệnh tái phát ung thư bọng túi v.v…
Vai trò của Probiotics với phụ nữ mang thai và cho con bú
Theo Family Physician - tạp chí nổi tiếng của Canada (số 51 tháng 11 năm 2005), nhiều bằng chứng thực tế đã cho thấy "Probiotics có hiệu quả đối với phụ nữ mang thai trong kháng các vi khuẩn vùng kín và các dị ứng thông thường".
Bên cạnh đó, những nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng, một cơ thể khỏe mạnh của người mẹ với một chế độ dinh dưỡng tốt trong đó có bổ sung probotics hàng ngày sẽ cho ra đời một em bé khỏe mạnh, giảm thiểu những đe dọa của bệnh tật như bệnh đái tháo đường, đau tim…
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về lợi ích của Probiotics đối với sức khỏe đã được công bố. Tuy nhiên mới chỉ có LGG và BB12 là hai chủng đầu tiên được nghiên cứu và chứng minh là an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Để người tiêu dùng có thể tiếp cận được nguồn sản phẩm Probiotics chất lượng cao, đã được kiểm chứng, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm đã được nhập khẩu từ Mỹ hoặc Châu Âu. |
Lợi ích của probiotics đối với thai kỳ: Trong thai kỳ, các vi khuẩn có lợi này tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, tổng hợp các vitamin, như biotin và folate và tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid của cơ thể mẹ.
Sau khi sinh - giai đoạn phục hồi của người mẹ: Các vi khuẩn này giúp tăng cường miễn dịch (tăng kháng thể cũng như tăng cường hoạt động của các tế bào miễn dịch), ức chế tác nhân gây bệnh và cải thiện chất lượng sữa mẹ.
Đối với sự phát triển của em bé: các vi khuẩn có ích giúp thúc đẩy và phát triển hệ thống miễn dịch của bé mới sinh thông qua tăng cường miễn dịch của mẹ.
Một tương lai đầy hứa hẹn nữa cho vai trò của Probiotics đó là trong việc ngăn chặn những phản ứng dị ứng. Những nghiên cứu về L rhamnosus GG và B lactis BB12 cho thấy rằng, căn bệnh viêm da trẻ em lên tới 15%, nhưng có thể ngăn chặn tới 50% các trường hợp này nếu bà mẹ sử dụng sản phẩm có Probiotics trong thời kỳ mang thai và tiếp tục cho bé dùng thêm 6 tháng đầu đời. Điều này có được là do sự sắp đặt lại trong hệ thống miễn dịch của cơ thể bé. (Kết quả nghiên cứu của Kalliomaki và cộng sự trong năm 2001 được đăng trên tạp chí Lancet - Tạp chí uy tín nhất thế giới Y học).
Một số kết quả nghiên cứu khác về lợi ích của Probotics đối với phụ nữ có thai và cho con bú:
- Giảm tác dụng phụ của việc dùng kháng sinh trong sản khoa: Kháng sinh được kê để đề phòng nhiễm khuẩn vết thương trong sinh nở, mở âm đạo, mổ tử cung khi sinh… như Ampicilin, Amoxicillin, Cephalexin. … Các kháng sinh này có thể làm mất cân bằng tự nhiên của của hệ vi sinh vật đường ruột làm tăng vi khuẩn có hại, giảm vi khuẩn có lợi gây ra tình trạng tiêu chảy, táo bón, đi ngoài sống phân… Nghiên cứu của Finn Black và cộng sự năm 1999 chỉ ra rằng chủng vi khuẩn Lactobacillus lactic BB12 giúp tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm tác dụng không mong muốn của kháng sinh.
- Giảm nguy cơ sinh non do nhiễm khuẩn âm đạo: Nhiều bằng chứng thực tế đã cho thấy Probiotics có hiệu quả đối với phụ nữ mang thai trong kháng các vi khuẩn vùng kín. Trong nhiễm khuẩn âm đạo là bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ khi có thai, nếu không điều trị kịp thời từ nhiễm khuẩn âm đạo có thể lan vào trong gây nhiễm khuẩn ối, thậm chí gây sảy thai hoặc sinh non. Theo kết quả nghiên cứu của ReidG và cộng sự (công bố trên tạp chí FEMS Immunol Med Microbiol năm 2001), khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, các vi khuẩn lactobacilli bị chiếm chỗ bởi những tác nhân gây bệnh. Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc có chứa L rhamnosus đã cho thấy giảm được nhiều đe dọa của các vi khuẩn vùng kín và duy trì lượng vi khuẩn có ích tại đó.
- Giúp các bà bầu nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh: Nghiên cứu mới đây nhất của Stephen Daniells công bố ngày 7/5/2009 trên tạp chí Reuters Health kết luận: bổ sung hai chủng Lactobacillus LGG và Bifidobacterium lactis (BB12) trong suốt thai kỳ giúp các bà bầu tránh được nguy cơ béo phì sau khi sinh.
- Ngăn chặn nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B (GBS) khi mang thai: Hầu hết những người nhiễm GBS đều khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, GBS có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, thậm chí gây tử vong cho bé sơ sinh. Những vi khuẩn thuộc nhóm Lactobacilli có vai trò to lớn trong việc ngăn chặn sự xâm chiếm của các vi khuẩn liên cầu nhóm B (Nghiên cứu của Velraeds MM cùng cộng sự đăng trên tạp chí J Med Microbiol năm 1998 và nghiên cứu của ReidG đăng trên tạp chí Nutraceut Food năm 2002).
Sử dụng Probiotics trong thời kỳ mang thai là một thành tựu khoa học tuyệt vời về an toàn sức khỏe. Một vài nhà nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về sự thay đổi lớn lao trong chế độ ăn kiêng - là nguyên nhân ngăn chặn sự bổ sung tự nhiên cho cơ thể các vi khuẩn có lợi mà chúng ta ăn uống hàng ngày.
Sản phẩm probiotic chứa hai chủng LGG và LBB-12 đã được hãng Chr. Hansen - Đan Mạch sản xuất trên quy mô công nghiệp bằng cách đông khô toàn bộ môi trường nuôi cấy, bao phim vi nang và đóng thành viên nang. Để tìm hiểu thêm tác dụng của probiotic đối với phụ nữ có thai và cho con bú, độc giả có thể truy cập vào trang web: http://www.hoalinhpharma.com.vn. Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Số điện thoại tư vấn: 04.22180613.
Nhờ công nghệ sản xuất hiện đại nên mỗi viên nang dù rất nhỏ (dễ uống) nhưng vẫn đảm bảo chứa hàm lượng vi khuẩn cần thiết (4.109 CFU/ viên) nên mỗi ngày chỉ cần uống một viên duy nhất.
Hiện nay, sản phẩm đã được lưu hành ở nhiều nước như là một thực phẩm bổ sung cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tại Việt Nam sản phẩm được công ty Dược phẩm Nata - Hoa Linh nhập dưới dạng viên nang để đóng gói và phân phối có tên là Bio mama.
Lê Thị Nhuệ
- Hiểu thêm về chỉ số hCG (07:31:00 14/10/2009)
- Dấu hiệu mang đa thai (07:51:00 13/10/2009)
- 6 câu hỏi khi đếm thai máy (08:20:00 12/10/2009)
- Phản ứng của thai với âm thanh (08:23:00 09/10/2009)
- Nguyên nhân và dấu hiệu thiểu ối (07:00:00 09/10/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |