- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Phơi nắng để phòng chống tiền sản giật
Nhóm thai phụ được hấp thu đủ lượng vitamin D qua ánh nắng mặt trời (tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da) sẽ giảm được mối nguy của tiền sản giật. Nhóm thai phụ thiếu hụt vitamin D trong giai đoạn đầu thai kỳ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao gấp 5 lần. Đó là kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Pittsburgh (Hoa Kỳ).
Vitamin D còn được tìm thấy trong những loại thực phẩm như cá, trứng, sữa, bánh kỳ và ngũ cốc. “Tuy nhiên, nguồn vitamin D từ ánh nắng mặt trời có tác dụng gấp 10 lần lượng vitamin D được cung cấp qua thực phẩm” – Sarah Brewer (trưởng nhóm nghiên cứu tiết lộ).
Kết luận của nghiên cứu này là ngoài việc sử dụng thức ăn giàu vitamin D, thai phụ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm (khoảng 10-15 phút) mỗi ngày.
Tiền sản giật là một mối nguy tiềm ẩn với sức khỏe của cả mẹ và bé. Ảnh: GettyImages. |
Hiểu thêm về tiền sản giật
Dấu hiệu: Tiền sản giật thường khởi phát sau tuần thứ 28 của thai kỳ, với các triệu chứng điển hình là: huyết áp cao, cơ thể trữ nước (phù) và protein trong nước tiểu. Tiền sản giật xảy đến với khoảng 5-10% thai phụ.
Nguy cơ: Ngay khi thấy xuất hiện những rắc rối về sức khỏe, bạn không nên lơ là. Nếu chủ quan (không được điều trị đúng cách), tiền sản giật sẽ tiến triển thành sản giật – một triệu chứng rất nguy hiểm đến tính mạng với thai nhi.
Thai phụ mắc tiền sản giật thường mất nhận thức, hôn mê, thậm chí là tử vong. Những nguy cơ khác là suy thận, suy gan, ảnh hưởng đến não của mẹ. Nhóm bé được chào đời trong hoàn cảnh này cũng có nguy cơ bị tử vong cao.
Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật: Thai phụ béo phì, mắc bệnh về thận, tiểu đường, cao huyết áp; nhóm phụ nữ mang thai ngoài độ tuổi 35 và dưới độ tuổi 20.
Xử trí: Tiền sản giật mức độ nhẹ có thể được điều trị bằng nghỉ ngơi và dùng thuốc hạ huyết áp. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ nghỉ ngơi và điều trị trong bệnh viện. Thai phụ sẽ được kiểm tra huyết áp và nước tiểu thường xuyên.
Cách ứng phó với tiền sản giật là bác sĩ sẻ chỉ định mổ đẻ cho thai phụ. Khi tiền sản giật bùng phát, mổ đẻ ngay lập tức sẽ hạn chế nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé.
Ngọc Huê (Theo Babyexpert)
- Bị tiêu chảy trong giai đoạn đầu thai kỳ (08:27:00 08/07/2009)
- Giảm nhưng cơn đau xương chậu (20:40:00 06/07/2009)
- Thai kém phát triển (09:05:00 06/07/2009)
- Bé nấc trong bụng mẹ (08:20:00 06/07/2009)
- Tìm hiểu ký hiệu Rh trong sổ khám thai (08:28:00 03/07/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |