- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
6 "không" khi luyện tập
Tập luyện đem lại nhiều lợi ích cho thai phụ như giúp duy trì vóc dáng, giảm thiểu cảm giác đau nhức, tăng tuần hoàn.
Những điểm sau bạn nên tránh để quá trình luyện tập luôn an toàn và khỏe mạnh.
1. Không bắt đầu tập mà quên khởi động
Dù bất kỳ lý do nào, bạn cũng không nên bỏ qua giai đoạn làm ấm cơ thể trước khi tập luyện chính thức. 5-10 phút khởi động rất có ích trước khi bạn tiến tới những động tác có cường độ mạnh hơn. Tác dụng của khởi động là khiến các mạch máu lưu thông, cung cấp oxy tới các cơ bắp, “bôi trơn” các khớp xương và ngăn ngừa chấn thương.
2. Không chơi những hoạt động thể thao có tính chất xóc nảy
Đó là những môn đòi hỏi bạn phải di chuyển và thay đổi vị trí liên tục như bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng đá… Trong thời gian mang thai, các khớp xương của bạn dễ bị yếu. Khả năng giữ cân bằng cũng thay đổi theo. Do đó, nguy cơ bị chấn thương khi luyện tập là rất lớn.
Nếu muốn tham gia những môn thể thao nào đó, bạn nên chọn hình thức nhẹ hơn như đi bộ, bơi lội…
3. Không nín thở, nhất là trong động tác nâng trọng lượng
Trừ những bài tập thở kiểu Yoga; nếu không, bạn nên tránh nín thở trong những động tác thể dục thông thường. Việc nhịn thở trong vòng vài giây (hoặc hơn) dễ làm giảm sự cung cấp oxy vào bào thai. Bạn cũng nên đảm bảo giữ nhịp thở ổn định trong những phần bài tập khó.
4. Không sử dụng các bài tập nằm duỗi lưng, trong quý I
Tư thế này khiến lưng gây sức ép lên các động mạch chính. Thay vào đó, bạn nên đổi sang những động tác với tư thế đứng (có thể chống tay), nằm nghiêng một bên hoặc những động tác luyện tập với bóng (loại bóng to, chuyên dụng dành cho thai phụ).
5. Không tập đến kiệt sức
Mang thai không phải là giai đoạn bạn tập luyện với mục đích giảm cân. Bạn nên tránh ép cơ thể hoạt động quá công suất hoặc duy trì thời gian luyện tập dài hơn (dù chỉ là 5 phút) lúc trước khi mang bầu.
6. Không ngồi ngay sau lúc tập luyện
Bạn nên dành khoảng 5-10 phút để đi lại nhẹ nhàng trước khi kết thúc buổi tập. Phương pháp này khiến cho nhịp tim ổn định, các mạch máu tuần hoàn bình thường, tránh cho bạn cảm giác choáng váng.
Ngọc Huê (Theo Askamun)
- Dấu hiệu cảnh báo quá trình chuyển dạ (13:46:00 07/05/2009)
- Những hóa chất làm đẹp nên tránh khi 'bầu bí' (14:40:00 06/05/2009)
- Sảy thai mà không có dấu hiệu cảnh báo (16:14:00 05/05/2009)
- Kiểm soát stress khi mang bầu (15:17:00 04/05/2009)
- 4 hỏi đáp về sức khỏe của bà bầu (15:10:00 04/05/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |