- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Kiểm soát stress khi mang bầu
Quá trình mang thai bao giờ cũng gây xáo trộn về mặt tâm lý cho phụ nữ; bởi vì, người mẹ chịu sức ép với suy nghĩ 'Làm sao để thai phát triển khỏe mạnh và an toàn'. Tâm lý này sẽ gây tác động đến toàn bộ quá trình sinh hoạt của thai phụ, như việc ăn gì, uống gì hoặc đi đứng, hành động thế nào là hợp lý.
Để tránh căng thẳng, bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Ngay khi những lo lắng kiểu này xuất hiện trong đầu, bạn nên học cách kiểm soát và đối mặt với nó. Bước đầu tiên, bạn nên chia sẻ cảm giác bất an với chồng mình. Giao tiếp càng được mở rộng và tăng cường, bạn càng cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Ngoài chồng, bạn có thể giãi bày tâm tư với bạn bè, tham gia một diễn đàn về thai nghén, các lớp tiền sản… Những người mẹ có kinh nghiệm cũng vẫn cần nguồn cổ vũ tinh thần này khi họ bước vào kỳ sinh nở thứ hai.
- Nếu bạn cảm giác điều gì đó bất ổn với thai kỳ (cho dù nó còn mơ màng), bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này không chỉ giúp bạn bình ổn về mặt tâm lý mà nó còn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Nên nói "không" với những phần việc ngoài sức của bạn. Dù ở chỗ làm hay tại nhà, bạn cũng nên học cách cân bằng mọi thứ trong khả năng có thể. Bạn nên thúc đẩy công việc theo chiều hướng từ từ hoặc tốt nhất, bạn nên tranh thủ nhờ chồng hoặc đồng nghiệp giúp sức.
+ Dù bận bịu đến mấy, bạn cũng nên thu xếp để có thời gian nghỉ ngơi (tuyệt đối tránh tình trạng làm việc căng thẳng triền miên). Điều này sẽ gây nên những rối nhiễu tâm lý mạnh trong thai kỳ.
+ Những hoạt động như đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài rất hữu ích cho bạn trong những khoảng thời gian thư giãn.
- Tập những bài thở sâu hoặc Yoga. Những lúc xuất hiện ý nghĩa bi quan, bạn nên thử tạm quên điều đó, hít một hơi thật sâu rồi thở ra từ từ. Sau đó, bạn suy ngẫm lại chuyện buồn theo cách lạc quan, kèm lời động viên tinh thần: “Dù thế nào thì mình cũng phải giữ sức khỏe để em bé luôn vui tươi”.
+ Hoặc bạn có thể áp dụng bài tập thở kiểu Yoga là ngồi thẳng lưng, tay để trên đùi, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Sau đó, bạn khẽ nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu (nín thở trong vòng 3-5 giây). Mỗi lần như thế, bạn sẽ cảm nhận được tinh thần mình thoải mái hơn một chút. Khi thực hiện bài tập này, bạn nên giữ tâm hồn được vui vẻ, không quan tâm đến vấn đề nào khác xung quanh. Sau khi kết thúc bài tập kéo dài khoảng 10-15 phút, bạn nên ngồi thêm 2-3 phút nữa trước khi đứng dậy, quay lại với công việc bình thường.
+ Những bài tập bơi lội hay đi dạo ở nơi có không khí trong lành cũng giúp ích nhiều cho bạn.
- Bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và khỏe mạnh. Thực phẩm có tác động nhất định đến thể chất và tinh thần của con người. Do đó, nếu cơ thể bạn khỏe mạnh thì chắc chắn, bạn sẽ có một tinh thần minh mẫn.
- Bạn cũng nên đi ngủ sớm hơn bình thường và duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ. Quá trình ngủ thất thường sẽ chỉ khiến tình trạng stress của bạn căng thẳng hơn.
- Nghe một bản nhạc cổ điển hoặc bài hát bạn yêu thích cũng có tác dụng trấn an tinh thần. Nếu biết chơi một loại nhạc cụ nào đó thì điều này thực sự sẽ giúp ích cho bạn. Hơn nữa, âm nhạc còn tốt cho sự phát triển của thai.
- Kiểm soát nguồn tin: Khi mang thai, bất kỳ một thông tin nhạy cảm về sức khỏe của bé cũng khiến người mẹ hoang mang. Việc tìm hiểu kiến thức để chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn là điều cần thiết với bạn. Bạn nên đọc các loại sách, báo, tham khảo các trang web về sức khỏe thai kỳ. Nếu có bất kỳ một thông tin nào về sức khỏe mà bạn băn khoăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng nó.
- Nếu những cơn stress khiến bạn mất phương hướng, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- 4 hỏi đáp về sức khỏe của bà bầu (15:10:00 04/05/2009)
- Bị sốt ở tuần thứ 28 (16:01:00 03/05/2009)
- Bị tiêu chảy cuối thai kỳ (09:25:00 29/04/2009)
- Lưu ý trong tập luyện khi mang thai (09:30:00 28/04/2009)
- Chứng tê chân - tay khi 'bầu bí' (19:08:00 26/04/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |