- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lưu ý với 4 món ăn ngày Tết
Những gợi ý để thai phụ giữ sức khỏe khi sử dụng các loại mứt, bánh chưng, dưa hành và lẩu.
Lưu ý với món bánh chưng
- Bạn nên đảm bảo rằng minh sử dụng những chiếc bánh chưng được đặt (hoặc mua) hợp vệ sinh. Bánh được nấu kỹ, khi bóc ra, lớp vỏ bánh có màu xanh đặc trưng của lá dong, có vị thơm của gạo nếp, đỗ xanh và nhân thịt…
- Thời gian an toàn để ăn bánh chưng là trong vòng 3 ngày. Bạn nên tránh sử dụng những chiếc bánh đã được để quá một tuần lễ. Bởi vì để quá lâu bánh chưng dễ bị mốc. Từ lớp lá bọc ở bên ngoài, nấm mốc sẽ lan rộng vào bên trong và làm hỏng bánh. Nấm mốc sẽ làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh chưng đồng thời làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của bánh. Khi ấy, tinh bột trong gạo nếp sẽ chuyển hóa thành đường và khiến bánh bị chua.
Nếu bánh chưng bị nổi mốc dù có rán hay luộc lại thì độc tố trong bánh vẫn còn. Tốt nhất, bạn nên tránh xa những chiếc bánh mốc để tránh bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc.
- Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì bánh cũng có nhân bằng thịt mỡ nên không thích hợp cho nhóm thai phụ béo phì, cao huyết áp khi dùng nhiều.
Ảnh: GettyImages. |
Lưu ý với các loại mứt
- Bạn chỉ nên sử dụng các loại mứt còn hạn sử dụng và có nhãn mác sản xuất rõ ràng. Những loại mứt đóng gói bày bán sẵn thường ẩn chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm; do đó, bạn không nên ăn.
- Mứt là loại thực phẩm chứa nhiều đường nên không thích hơp nếu thai phụ dùng nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những loại bánh, kẹo ngọt khác trong ngày Tết…
- Tác dụng của mứt me: Me có vị chua, tính mát, giúp tiêu hóa thức ăn và chống nôn hiệu quả. Phụ nữ mang thai đang phải đối mặt với chứng ốm nghén có thể sử dụng mứt me để giải quyết những khó chịu do những cơn buồn nôn mang lại.
Lưu ý với món lẩu
- Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu vì món này có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm ký sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng minh rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, nhất là với phụ nữ đang mang thai.
- Món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột.
- Bạn cũng nên đặc biệt tránh món lẩu cay vì vị cay dễ làm tổn thương dạ dày.
Lưu ý với món dưa hành
- Nếu bạn bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
- Tuy nhiên, với những bà bầu khỏe mạnh khác thì dưa hành lại giúp kích thích tiêu hóa tốt. Thậm chí, nhiều thai phụ nghén chua trong đó có các món dưa muối… Dù vậy, dưa hành muối là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngọc Huê
- Giữ sức khỏe ngày Tết (08:41:00 22/01/2009)
- Lưu ý chế độ ăn uống khi chuyển dạ (15:11:00 20/01/2009)
- Nước dừa với sức khỏe thai phụ (14:10:00 20/01/2009)
- 12 lưu ý giữ sức khỏe mùa đông (P.2) (14:51:00 17/01/2009)
- 12 lưu ý giữ sức khỏe mùa đông (P.1) (15:57:00 16/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |