- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
12 lưu ý giữ sức khỏe mùa đông (P.1)
Cách ly với những đồng nghiệp bị cúm, hạn chế ra ngoài vào những ngày rét đậm hoặc nên sử dụng những đôi boot thấp ấm áp… sẽ giúp bạn đối phó với những bất tiện trong tiết trời lạnh, khô.
Thông tin tham khảo từ Parents.
1. Chọn giày giữ ấm
Những đôi boot thấp cổ, đế bằng là sự lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ đôi chân trong mùa đông. Hơn nữa loại giày này cũng khá thuận tiện khi bạn di chuyển.
Trọng lực của cơ thể sẽ dồn nhiều xuống chân trong thời gian mang thai. Đó là lý do vì sao bạn cần một đôi giày ấm áp và thích hợp để chống lạnh.
2. Chọn áo thun cổ chữ V
Bạn nên trang bị trong tủ quần áo mùa đông những chiếc áo chất liệu thun (hoặc len) dài tay, co giãn tốt, không quá đắt tiền và đặc biệt có cổ khoét hình chữ V. Loại trang phục này tạo khoảng trống giữa ngực và vùng cổ nên khiến bạn không có cảm giác chật chội vì ngạt thở.
Tất nhiên, nếu bụng bầu ngày một lớn đi kèm với sự tăng trưởng kích cỡ vòng 1, bạn nên tạm cất những chiếc áo thun bó người và chuyển sang áo bầu. Bạn hoàn toàn có thể mặc lại những chiếc áo dạng thun này sau khoảng thời gian sinh bé.
Ảnh: GettyImages. |
3. Ở trong nhà nhiều hơn
Tình trạng thời tiết cụ thể phụ thuộc vào địa điểm bạn cư trú; tuy nhiên, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn nên hạn chế ra ngoài trời. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, không khí lạnh có thể khiến bạn bị cảm, ho, sổ mũi… hoặc các biến chứng khác về sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên ra ngoài trời trong những ngày nắng ấm, tránh khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều muộn.
4. Cẩn thận với những cơn cảm lạnh kéo dài
Khi bạn có thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường kém hơn nên nếu bị cảm lạnh, thời gian diễn biến của bệnh sẽ dài hơn bình thường. Cảm lạnh trầm trọng có khả năng chuyển thành viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, nếu bạn phải đối mặt với triệu chứng cảm lạnh bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin trong mùa đông để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
5. Tạm thời xin nghỉ việc nếu có đồng nghiệp bị cúm
Những dấu hiệu ho, hắt hơi, chảy nước mũi của đồng nghiệp có thể cảnh báo một cơn cảm cúm sắp đến gần. Nếu công việc cho phép, bạn nên tạm thời nghỉ ở nhà để “bảo vệ” an toàn cho hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có khả năng nhiễm virus cúm rất nhanh từ đồng nghiệp nếu như bạn không chủ động cách ly với mầm mống gây bệnh này.
Ngay sau khi nhận thấy dấu hiệu bị cúm nhẹ, bạn nên nghỉ việc để phục hồi sức khỏe. Nằm nhà thư giãn, ăn uống đủ chất và hít thở không khí trong lành, bạn sẽ sớm khỏe mạnh để quay lại với công việc.
6. Nạp thêm nước
Tình trạng ngứa da, giãn tĩnh mạch có xu hướng tăng lên trong những tháng mùa đông (thời điểm làn da đặc biệt dễ khô). Bên cạnh việc dùng kem giữ ẩm và giàu dưỡng chất, bạn nên nhớ uống đủ nước. Nước sẽ giúp tránh tình trạng khô, nẻ da cũng như khiến cơ thể bạn luôn thoải mái.
Ngọc Huê
- 10 điều nên biết về sự rụng trứng (07:46:00 16/01/2009)
- Trắc nghiệm về cách bổ sung axit folic (17:01:00 14/01/2009)
- 10 cách phòng cảm khi mang thai (15:05:00 13/01/2009)
- 8 dấu hiệu có thai (15:17:00 12/01/2009)
- Ăn nhiều rau quả trước mang thai giảm nguy cơ bạch tạng ở bé (20:02:00 11/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |