- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
3 rắc rối làm hỏng giấc ngủ (quý III)
Sức ép của thai nhi lên bàng quang khiến thai phụ có thể phải phải thức giấc từ 4 đến 6 lần mỗi đêm vì chứng tiểu rắt.
Mẹo nhỏ: Giống như gợi ý ở quý I, bạn nên tránh uống nước trước giờ đi ngủ 1-2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần phải cắt giảm lượng nước trong ngày.
Mỗi lần đi tiểu, bạn cố gắng kéo dài thời gian để đảm bảo rằng bàng quang đã được trống rỗng.
2. Chuột rút ở bắp chân
Nhiều thai phụ tỉnh giấc nửa đêm vì những cơn đau do chuột rút. Nguyên nhân thường là do trọng lượng thai nhi phát triển khiến cho quá trình tuần hoàn máu bị chậm lại và khó lưu thông xuống phía dưới chân.
Ngoài ra, sự mất cân bằng trong quá trình chuyển hóa các chất như magie, kali, canxi trong cơ thể cũng có khả năng gây nên triệu chứng co rút các cơ.
Vào quý III của thai kỳ, khi hệ thống xương của thai nhi dần hoàn thiện, bé sẽ sử dụng thêm nguồn canxi dự trữ trong cơ thể mẹ. Do đó, nếu bạn không nạp đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày, bạn dễ bị thiếu hụt canxi và phải đối mặt với hiện tượng chuột rút, nhất là vào ban đêm.
Mẹo nhỏ: Luyện tập để thư giãn bắp chân trước giờ đi ngủ: Trước hết, bạn đứng thẳng trên sàn nhà, sau đó, bạn từ từ di chuyển một chân sang ngang sao cho vẫn giữ nguyên tư thế thẳng lưng trong vòng 30 giây. Bạn rút chân về và đổi lại tư thế sang ngang với chân còn lại. Nếu không, bạn cũng có thể đi bộ một chút để máu lưu thông tốt cũng sẽ hạn chế được chuột rút.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung canxi qua các loại thực phẩm hàng ngày như các loại sữa ít chất béo, tôm, cua… Thực phẩm giàu kali là chuối, khoai tây, các loại đậu… Thực phẩm dồi dào magie là các loại quả hạnh… Bởi vì các loại khoáng chất này giúp cơ bắp linh hoạt, vận động tốt nên hạn chế được chứng chuột rút. Tất nhiên, bạn nên ăn uống đa dạng và nhớ bổ sung một lượng nước uống thích hợp.
3. Chứng thiếu máu
Chứng thiếu máu ở bà bầu liên quan đến việc thiếu sắt và thiếu axit folic trong cơ thể. Kết quả, sự lưu thông máu, nhất là khu vực chân kém nên một số thai phụ luôn có cảm giác đôi chân nặng nề, khó cử động và dẫn tới hiện tượng khó ngủ.
Mẹo nhỏ: Bạn nên tăng cường sắt, axit folic và các viên nén vitamin khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, đi bộ khoảng 15-20 phút mỗi ngày cũng giúp cho đôi chân của bạn năng động hơn.
Ngọc Huê (Theo Todayparent)
- Hậu quả khi mang thai sớm sau khi mổ (10:05:00 08/01/2009)
- 3 rắc rối làm hỏng giấc ngủ (quý II) (14:59:00 07/01/2009)
- Siêu âm nhiều lần - Tốn kém và nguy hiểm (10:29:00 07/01/2009)
- 5 rắc rối làm hỏng giấc ngủ trong quý I (15:20:00 06/01/2009)
- 10 lo lắng thái quá của bà bầu (P.2) (15:43:00 05/01/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |