- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
5 rắc rối làm hỏng giấc ngủ trong quý I
Xáo trộn tâm lý, triệu chứng đau đầu, căng tức ngực… trong khoảng thời gian đầu mang thai sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
1. Đau ngực
Sự thay đổi đầu tiên của cơ thể khi bạn mang thai là dấu hiệu căng, tức ngực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi estrogen giai đoạn mang bầu. Loại hormone này sẽ kích thích ngực bạn tiết sữa, nhờ vậy mà vùng ngực trở nên nhạy cảm nên bạn dễ bị đau.
Mẹo nhỏ: Tránh tuyệt đối tư thế nằm sấp vì nó sẽ tạo áp lực khiến ngực của bạn thêm đau tức. Cách tốt nhất là bạn nên tháo bỏ áo ngực, mặc đồ ngủ rộng rãi, nằm ngửa (giữ cho lưng thật thoải mái) trên giường. Nếu không, bạn có thể nằm nghiêng về một phía (kê thêm chiếc gối nhỏ) sao cho dễ chịu nhất.
2. Tiểu rắt
Nhiều thai phụ có cảm giác buồn đi tiểu liên tục nên dẫn tới khó ngủ. Nguyên nhân là cơ thể giải phóng nhiều progesterone (một loại hormone khi mang thai) khiến cho bàng quang hoạt động hết công suất.
Mẹo nhỏ: Bạn nên ngừng uống nước trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên điều này chỉ mang tính chất cải thiện chứ không thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng tiểu rắt về ban đêm.
3. Đau nhói ở đầu
Sự thay đổi hormone khi mang bầu cũng có thể gây nên tình trạng đau đầu cho thai phụ ở quý I và kéo dài đến cả quý II. Các hormone này ảnh hưởng đến sự lưu thông của các mạch máu và xuất hiện những cơn đau nhói ở đầu.
Mẹo nhỏ: Dùng một chiếc khăn mềm, ấm đắp lên trán, bạn sẽ được thư giãn và giảm thiểu cảm giác đau đầu. Bên cạnh đó, bạn nên tìm cách nghỉ ngơi nhiều hơn trong ngày, tránh ngồi lâu trước màn hình máy vi tính…
4. Tâm lý căng thẳng
Cảm giác lo lắng khi làm mẹ cộng với những áp lực công việc, thay đổi ham muốn "chuyện ấy" với chồng… cũng khiến không ít thai phụ trằn trọc, khó ngủ.
Mẹo nhỏ: Dành thời gian dạo bộ trước khi ngủ; đồng thời, bạn nên tránh thức quá khuya hoặc xem những bộ phim rùng rợn. Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi với chồng về sự thay đổi cảm xúc với "chuyện ấy" khi "bầu bí", chứ không nên gượng ép.
5. Bỗng nhiên ngáy to
Theo thống kê, có khoảng 30% thai phụ có dấu hiệu ngáy khi ngủ. Nếu hiện tượng này nếu xảy ra đột ngột và có xu hướng trầm trọng thì nó có khả năng tác động lên huyết áp (làm tăng huyết áp), gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Ở một số trường hợp đặc biệt, ngáy ngủ có khả năng dẫn tới hiện tượng ngừng thở trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu bạn giữ cho phòng ngủ luôn thông thoáng, nhiều oxy thì tình trạng ngủ ngáy không đáng lo ngại.
Nếu thường xuyên ngủ ngáy đi kèm tình trạng mệt mỏi khi thức giấc thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngọc Huê (Theo Todayparent)
- 10 lo lắng thái quá của bà bầu (P.2) (15:43:00 05/01/2009)
- 10 lo lắng thái quá của bà bầu (P.1) (17:04:00 03/01/2009)
- Thực phẩm hữu ích cho bà bầu (15:26:00 02/01/2009)
- 15 cách giảm nghén buổi sáng (P.2) (16:25:00 31/12/2008)
- Test sức khỏe thai nhi (13:32:00 31/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |