Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

"Tẩm bổ" với chuối

14:37:10 09/01/2009

Chuối không chỉ là loại hoa quả ngon miệng mà còn chứa nhiều dinh dưỡng. Chuối rất giàu kali, vitamin B6 nên tốt cho ruột và hệ tiêu hóa đồng thời giúp phòng tránh hữu hiệu táo bón ở thai phụ.

- Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, chất xơ có trong quả chuối có thể phòng ngừa được viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất có trong chuối cũng giúp não luôn phấn chấn và khiến tinh thần bạn vui vẻ.

- Cứ 100g thịt chuối chứa khoảng 1,2g protein; 0,9g chất xơ; 9mg canxi; 32mg photpho; 6mg sắt và các loại vitamin A, B6, C. Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng được chứng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa nhiều kali (có tác dụng làm giảm huyết áp).

Ảnh: JupiterImages.

- Chất kali có trong chuối còn có khả năng giảm thiểu tình trạng phù nề cho thai phụ. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân làm gia tăng tình trạng chuột rút ở bà bầu có liên quan đến sự thiếu hụt các loại thức ăn giàu kali trong thực đơn của thai phụ hàng ngày.

- Vì chuối chứa nhiều axit trung tính tự nhiên nên bạn chỉ cần ăn một quả chuối, chứng ợ nóng sẽ được cải thiện ngay tức khắc. Bên cạnh đó, chuối còn cung cấp một lượng chất sắt cho cơ thể nên rất tốt cho nhóm thai phụ bị thiếu máu.

- Không những thế, vitamin B6 được tìm thấy trong chuối còn có khả năng giảm thiểu triệu chứng ốm nghén buổi sáng cho thai phụ. Loại vitamin này giúp cân bằng chất và tạo năng lượng nhanh cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin B6 cũng được xem như loại vitamin cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

- Vitamin A trong chuối có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa chứng bệnh ung thư, béo phì và tiểu đường cho thai phụ.

Lưu ý khi bảo quản và sử dụng chuối

- Bạn nên bảo quản chuối chín ở nơi khô mát tự nhiên, không cần để chuối trong tủ lạnh. Chuối sẽ bị biến chất một phần nếu được dự trữ lâu trong tủ lạnh hoặc tủ ướp đá.

- Bạn không nên bóc vỏ chuối quá sớm trước khi ăn để tránh tình trạng chuối bị nhiễm khuẩn hoặc hao mòn các chất dinh dưỡng bên trong.

- Chuối thường được ăn tươi, nướng (dùng làm bánh) hoặc làm sinh tố. Một cốc sữa chua dầm thêm vài lát chuối chín cũng là món ăn vặt ngon miệng, bổ dưỡng cho sức khỏe bà bầu. Nếu không, bạn có thể trộn chuối với bột, tạo thành món bánh ngon miệng.

- Chuối khô đóng hộp cũng rất tiện dụng lại giàu dưỡng chất. Bạn có thể nhấm nháp những lát chuối khô tại nơi làm việc, khi đi dã ngoại bên ngoài….

Ảnh minh họa.

- Tuyệt đối tránh ăn chuối lúc đói: Các thành phần dinh dưỡng có trong chuối có thể gây nên các phản ứng không tốt cho dạ dày khi đói và làm cho bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Ngoài chuối thì cà chua, vải thiều, chanh, quất… cũng không nên ăn lúc đói bụng.

- Bạn cũng không nên ăn chuối như một món tráng miệng ngay sau bữa vì có thể bị đau bụng. Tốt nhất, bạn có thể dùng chuối như một món ăn vặt: Bạn ăn một lát bánh mì, bánh quy trước, khoảng nửa giờ sau thì ăn thêm một quả chuối. Hoặc bạn có thể ăn chuối sau bữa cơm chính khoảng một giờ đồng hồ.

- Nếu bạn bị dị ứng bởi hoa quả có nhựa như lê thì nhiều khả năng bạn cũng có thể bị dị ứng với chuối.

- Chuối có thể ăn hàng ngày nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều để tránh đầy bụng.

Ngọc Huê (Theo Pregnancyweekly)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo