- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Không nên dùng "đồ chơi người lớn"
Người mang thai nên tránh tiếp xúc với các đồ vật rung lắc để bảo về an toàn cho 2 mẹ con.
Các loại ghế massage đều vận hành theo cơ chế rung để giúp thư giãn cơ bắp và giảm thiểu căng thẳng cho người sử dụng. Tuy chưa có nghiên cứu kỹ càng về tác hại của việc sử dụng ghế (hoặc các loại sản phẩm massage khác) với sức khỏe của thai phụ nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng chúng có thể gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, các cơn co thắt hoặc nguy cơ chuyển dạ sớm.
Tương tự, những món “đồ chơi người lớn” (vận hành theo cơ chế rung) được sử dụng trong “chuyện ấy” cũng có nguy cơ gây nên tình trạng chảy máu âm đạo hoặc chuyển dạ sớm ở thai phụ.
Trường hợp thai phụ dùng dụng cụ “tự sướng” khi tắm (hoặc trong môi trường nước), nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo (hoặc chảy máu âm đạo) và ảnh hưởng xấu tới em bé càng cao.
Ảnh: GettyImages.
Thận trọng với lò vi sóng cũ
Cấu tạo và cơ chế vận hành của loại sản phẩm này tương đối tiện dụng và an toàn cho mọi người, kể cả với bà bầu. Hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào kết luận lò vi sóng ảnh hưởng xấu cho thai phụ.
Tuy nhiên, với những loại lò tuổi thọ cao hoặc chất lượng kém, nhiệt rò rỉ ra ngoài và có thể gây hại cho người sử dụng (bị bỏng). Đó là yếu tố nguy hiểm cho bà bầu. Bạn có thể kiểm tra sự rò nhiệt bằng cách thử đặt lòng bàn tay trước cửa lò và cảm nhận độ nóng mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt một tờ giẩy mỏng phía cửa lò và xét chuyển động của tờ giấy này. Nếu tờ giấy chuyển động mạnh nghĩa là không khí nóng trong lò bị thất thoát nhiều.
Nếu lò vi sóng đã quá cũ hoặc có những dấu hiệu hỏng hóc, tốt nhất, bạn nên thay một chiếc mới.
Thận trọng với thuốc nhỏ mũi có khi mang thai
Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào loại thuốc bạn sử dụng. Nếu bạn bị viêm xoang kèm theo dấu hiệu nước mũi có màu vàng (hoặc xanh) đặc, những loại thuốc nhỏ mũi bình thường ít có tác dụng. Bệnh này không được chữa trị dứt điểm cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe em bé trong bụng.
- Các loại thuốc nhỏ mũi có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn thông thường cũng có thể gây nên một số phản ứng phụ. Bởi vì cơ chế bình thường của thuốc nhỏ mũi là làm co mạch máu ở niêm mạc mũi và làm cho mũi thông thoáng.
- Các loại thuốc dạng xịt dùng hiệu quả trong những trường hợp người mẹ bị viêm mũi do lạnh, do vi khuẩn… nhưng chúng cũng có thể gây dị ứng khiến tình trạng nghẹt, viêm mũi càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, nếu dùng thuốc nhỏ (xịt) mũi kéo dài, hiệu quả của thuốc sẽ giảm đi đáng kể.
Nếu thai phụ bị tắc (nghẹt) mũi do thời tiết, có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi hàng ngày. Nó có tác dụng thông mũi mà không gây tác hại nên niêm mạc mũi.
Nếu thai phụ mắc chứng viêm mũi nặng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ thật cẩn thận để tìm ra cách điều trị thích hợp.
Ngọc Huê (Theo Babycenter/Mayoclinic)
- Vừa mang thai vừa cho con bú (15:21:00 18/12/2008)
- Tìm hiểu hội chứng Buồng trứng đa nang (10:18:00 18/12/2008)
- Thận trọng với mùi thơm từ hóa mỹ phẩm (14:46:00 17/12/2008)
- Phòng tránh hen suyễn khi mang thai (14:56:00 16/12/2008)
- Chăm sóc 'vùng kín' khi mang thai (07:59:00 16/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |