- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chế độ nước uống khi "bầu bí"
Uống đủ nước sẽ giúp bạn giảm thiểu được dấu hiệu buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi…
Nước giúp tinh thần bạn sảng khoái và minh mẫn hơn.
Quý I của thai kỳ là thời điểm, bạn dễ đối mặt với tình trạng khử nước (thiếu nước trong cơ thể) nhất. Khi đó, bạn tăng nguy cơ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kích thích các cơn co bóp…
Nước còn có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín cho thai phụ. Bởi vì khi bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ giảm độ đậm đặc, tránh được viêm âm đạo.
Chế độ nước phù hợp
Bạn nên uống 6-10 cốc nước đun sôi để nguội mỗi ngày. Nếu thay thế bằng sữa hoặc nước hoa quả, bạn nên kiểm soát lượng chất vào cơ thể mình.
Bạn nên tránh những loại đồ uống như trà, cafe, coca vì chúng sẽ khiến cơ thể bạn nhanh mất nước hơn.
Nếu là mùa hè, bạn nên bổ sung thêm 1-2 cốc nước lọc mỗi ngày để tránh tình trạng toát mồ hôi. Nếu là mùa đông, bạn nên dùng nước ấm để giữ sức khỏe cho vùng cổ họng.
Lưu ý khi uống nước
- Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, tuyệt đối không dùng nước lã. Không nên tích nước quá lâu trong bình hoặc trong chai, tốt nhất, nước đun trong ngày nào thì bạn nên dùng hết trong ngày đó.
- Bạn không nên dùng nước thêm đá viên ngoài hàng quán vì những loại đá viên có thể bị nhiễm khuẩn và làm bạn đau bụng.
- Để tăng hương vị thơm ngon, bạn có thể thả vào trong cốc nước vài lát chanh, cam… trước khi thường thức. Các loại nước cam, dừa, chanh không đường cũng rất hữu ích cho bạn.
- Bạn nên uống nước thành nhiều lần nhỏ trong ngày, không nên đợi đến khi thật khát mới uống một lượng nước lớn.
Cẩn thận với nguồn nước nhiều clo
Sử dụng nước chứa nhiều clo khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ dị tật tim, não bẩm sinh ở bé. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm nhà khoa học thuộc Trung tâm Sức khỏe môi trường (Anh Quốc). Cuộc khảo sát được tiến hành trên 400.000 bé sơ sinh tại một số khu vực ở Đài Loan. Các nhà khoa học đã thống kê và so sánh vùng có nước nhiễm clo cao với vùng có nước nhiễm clo thấp đối với cơ thể thai phụ.
Nếu nguồn nước chỗ bạn sinh sống bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều clo, bạn có thể dùng nước lọc đóng chai nhưng nhớ là phải chọn những nhãn mác chất lượng.
Không nên uống nước khoáng thay cho nước lọc
Nước khoáng là loại đồ uống chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể nhưng uống hàng ngày sẽ khiến bạn bị thừa chất và hệ thống bài tiết bị quá tải (thận bị mệt). Do đó, bạn không nên lạm dụng loại nước này khi mang thai.
Nhận biết cơ thể thiếu nước
Quan sát màu sắc nước tiểu hàng ngày để nhận biết cơ thể bạn có đủ nước hay không: Nếu nước tiểu đậm màu, bạn cần bổ sung nước. Nếu nước tiểu loãng, có màu vàng nhạt là cơ thể bạn đã đủ nước.
Ngọc Huê (Theo Babycenter / Scientist)
- Tránh mệt mỏi khi làm việc với máy tính (15:25:00 23/12/2008)
- Gia tăng cơ hội thụ thai tự nhiên (14:57:00 22/12/2008)
- Giới hạn lượng cafe khi mang thai (09:47:00 22/12/2008)
- 9 lời khuyên để nhanh có thai (15:53:00 19/12/2008)
- Ăn ốc tốt cho bà bầu (15:53:00 19/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |