- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Bà bầu không giữ gìn, con mang dị tật
Trong lúc mang thai, chị Linh phải đứng suốt ngày bên lò than quán cơm. Do đó, con gái chị sinh ra bị dị tật tim bẩm sinh, tính mạng bị đe dọa.
Nhìn vóc dáng xanh xao, gầy gò, nặng vỏn vẹn 18 kg của Hương, không ai nghĩ cháu đã 9 tuổi. Em bị dị tật tim bẩm sinh, phải làm "khách quen" của khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương 9 năm qua.
Các bác sĩ đều khẳng định, tỷ lệ mắc dị tật tim bẩm sinh ở trẻ là gần 1%. Như vậy, trong 1,5 triệu bé ra đời trong một năm ở Việt Nam, ước tính có gần 12.000 trẻ bị dị tật tim bẩm sinh.
>> Tránh bị nhiễm độc thủy ngân
Gần đây, Hương khó thở, tức ngực về đêm, người mệt lả. Các bác sĩ cho biết, cháu bị suy tim độ 3, cần phẫu thuật sớm để tránh nguy cơ tử vong.
Chị Thục Linh - mẹ em, kể lại: "Ngày mang thai Hương, cuộc sống vất vả, tôi phải đi làm thuê cho quán cơm. Suốt ngày đứng bên lò than nên không có điều kiện và thời gian chăm sóc cho cháu".
Chị Mai Khương ở Lý Nhân, Hà Nam cũng có con bị tim bẩm sinh đang điều trị tại khoa tim mạch. Chị cho biết, 3 tháng đầu mang thai, chị bị cảm cúm liên tục, khó ăn uống. Sau khi sinh một tháng, thấy con cứ tím tái dần, khó thở và không tăng cân, chị đưa đến bệnh viện mới biết bé bị dị tật tim thông liên thất, gây tăng áp động mạch phổi nặng.
Bác sĩ Hòa đang khám cho bệnh nhân dị tật tim bẩm sinh đã được phẫu thuật. |
Theo tiến sĩ Phạm Hữu Hòa - Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày có 50 đến 80 trẻ dị tật tim bẩm sinh tới khám. Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh này nhưng một điều chắc chắn là nếu người mẹ quản lý thai nghén không tốt, đặc biệt ba tháng đầu, thì bé cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ bị nhiễm trùng, uống nhiều rượu, tiếp xúc với hóa chất, tia xạ, dùng thuốc an thần, nội tiết tố hoặc mắc các bệnh tiểu đường, lupus ban đỏ…, bé sinh ra sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh.
Có thể chết trước tuổi trưởng thành
Tiến sĩ Hòa khẳng định, chỉ một số bé dị tật tim nhẹ tự lành trong quá trình phát triển. Số còn lại nếu không được phẫu thuật hoặc can thiệp sớm sẽ gặp biến chứng nặng như tăng áp động mạch phổi, suy tim, tắc mạch não, áp xe não, viêm màng trong tim, nhiễm khuẩn, dẫn đến tử vong trước tuổi trưởng thành. Những loại dị tật như chuyển gốc động mạch, teo tim, hẹp eo động mạch chủ nặng… còn có thể khiến trẻ chết ngay sau sinh.
Theo giáo sư Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, hiện chưa có chương trình sàng lọc quốc gia về phát hiện dị tật tim bẩm sinh nên tỷ lệ bé mắc bệnh sau sinh khá cao. Để phòng tránh, người mẹ cần lưu ý đến thai nghén, khám định kỳ nhằm phát hiện sớm để có cách xử lý.
Giáo sư Khải khuyến cáo, thai phụ nên đề phòng các bệnh nhiễm trùng, không uống rượu, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc an thần... Khi thấy bé có dấu hiệu sốt, ho kéo dài, chậm lên cân, khó thở, hay vã mồ hôi, ngực nhô, nhịp tim không đều, cần đưa đi khám tại các chuyên khoa.
Những bé dị tật sứt môi, dị dạng cột sống, không có hậu môn... cũng cần được khám vì nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Sau phẫu thuật, bệnh nhi cần khám định kỳ, tăng cường chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Hạn chế để trẻ khóc nhiều, tập thể dục quá sức, lo lắng về tâm lý.
Theo Báo Đất Việt
- Lợi ích của chocolate với bà bầu (14:39:00 13/12/2008)
- Lạm dụng thuốc bổ có thể gây hại cho thai (08:17:00 13/12/2008)
- Lưu ý khi luyện tập trong mùa đông (15:25:00 12/12/2008)
- Tìm hiểu về 'chửa ngực' (10:26:00 12/12/2008)
- Tìm hiểu về sản giật (20:20:00 08/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |