- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lạm dụng thuốc bổ có thể gây hại cho thai
nhiều người cho rằng khi mang thai, nếu không được bổ sung thuốc bổ thì thai nhi sẽ không được khỏe mạnh, nên tìm đến một số loại thuốc bổ để dưỡng thai.
Điều này là không cần thiết, thậm chí có thể gây bất thường cho thai nhi bởi thuốc bổ Tây y thường được sử dụng là các vitamin nhưng nếu thực sự cơ thể không thiếu thì không cần uống. Uống thừa vitamin thì cơ thể cũng đào thải ra ngoài qua các chất bài tiết (với những vitamin tan trong nước như các vitamin nhóm B, vitamin C); nhưng với các vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, K, E) thì chúng có thể lưu giữ lại trong mỡ và khi dùng nhiều có thể gây ngộ độc, gây dị tật cho thai nhi.
Khi mang thai, người mẹ có chế độ ăn uống tốt, thức ăn đa dạng cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, bột đường, vitamin và muối khoáng... điều đó sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.
Còn với thuốc nam, thuốc bắc được coi là thuốc "dưỡng thai" thì đều do kinh nghiệm của các ông bà lang. Theo các kinh nghiệm đó có thể các thuốc này không gây nguy hại gì cho bà mẹ cũng như thai nhi, nhưng chỉ cần một vài chất nào đó có nguy cơ thì đã có thể gây tai biến.
Tốt nhất khi có thai không nên nghe lời mách bảo của bạn bè để dùng thuốc. Bởi vậy, trong quá trình mang thai, người mẹ chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, người mẹ cần tiêm phòng văcxin uốn ván 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và mũi cuối cùng nên cách ngày dự sinh khoảng 1 tháng (với trường hợp sinh con lần đầu). Trường hợp sinh con thứ hai, nếu cách nhau dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi văcxin uốn ván. Nếu lần sinh sau cách nhau hơn 5 năm người mẹ cần tiêm đủ 2 mũi văcxin uốn ván và thời gian tiêm như tiêm lần sinh đầu.
Một số lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai
- Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc, cần tuân theo đúng đơn thuốc, liều lượng cũng như những chỉ định khác của bác sĩ điều trị. Tránh dùng kết hợp nhiều loại thuốc một lúc.
- Không nên chiếu, chụp điện khi mang thai, đặc biệt là đối với thai dưới 3 tháng. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm được coi là an toàn nhất.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc có ghi chống chỉ định với phụ nữ có thai, những thuốc đã được nghiên cứu và kết luận sẽ gây dị tật cho thai nhi.
- Trong trường hợp đặc biệt, như mẹ bị ung thư cần phải điều trị bằng hóa chất, tia X, tia phóng xạ... thì nên cân nhắc việc giữ hay bỏ thai nếu thai còn ít tháng. Hoặc khi thai đã nhiều tháng tuổi, có khả năng sống sót khi ra đời thì các bác sĩ có thể dùng biện pháp gây chuyển dạ để sinh em bé sớm, sau đó mới tiến hành điều trị bệnh.
Theo DS. Ngô Mạnh (SK&ĐS)
- Lưu ý khi luyện tập trong mùa đông (15:25:00 12/12/2008)
- Tìm hiểu về 'chửa ngực' (10:26:00 12/12/2008)
- Tìm hiểu về sản giật (20:20:00 08/12/2008)
- Băng huyết sau sinh (14:36:00 06/12/2008)
- Giai đoạn thứ ba khi chuyển dạ (07:36:00 06/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |