- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lưu ý khi luyện tập trong mùa đông
Tiết trời lạnh trong mùa đông sẽ làm tăng nguy cơ cảm lạnh, viêm họng… nếu bà bầu luyện tập không đúng cách.
Theo dõi bản tin dự báo thời tiết
Thói quen vận động hợp lý hàng ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, khi thời tiết chuyển xấu, dù chỉ 5-10 phút dạo bộ bên ngoài cũng khiến bạn bị hắt hơi, chảy nước mũi. Nghiêm trọng hơn, nếu bạn gặp phải những cơn mưa phùn kèm theo gió mùa lạnh, bạn càng dễ bị ốm.
Nhiệt độ lý tưởng nhất cho vận động ngoài trời khi mang thai là khoảng trên 17ºC. Những ngày nhiệt độ thấp hơn, bạn có thể duy trì những bài tập tay, chân hoặc Yoga đơn giản trong phòng.
Trang phục co giãn mà vẫn đủ ấm
Khoác trên người quá nhiều quần áo rét chỉ khiến bạn khó khăn khi di chuyển. Ngoài ra, trong lúc tập luyện, cơ thể bạn toát mồ hôi, bị lớp quần áo dày chặn lại sẽ dễ bị nhiễm lạnh.
Tốt nhất, bạn nên chọn những loại quần áo chất liệu thun (len) co giãn tốt mà vẫn ấm áp. Nên khoác thêm áo ngoài trong quá trình khởi động, khi cơ thể đã nóng lên, bạn có thể cởi bỏ áo này.
Ăn vặt hợp lý
Thức ăn sẽ giúp bạn giữ năng lượng cân bằng và chống rét hiệu quả cho cơ thể. Bạn nên tránh tập luyện trong tình trạng đói vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mất sức và khiến bạn dễ bị choáng, ngất.
Tùy vào hệ tiêu hóa của mỗi người, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên ăn vặt ít nhất 1-2 giờ đồng hồ trước khi vận động.
Di chuyển xung quanh
Bạn nên đi dạo quanh nhà một chút cho ấm người trước khi bắt đầu cho một bài tập cụ thể. Nên tránh những màn khởi động tốn nhiều sức hoặc thực hành những động tác mới, đề phòng nguy cơ xuất huyết hoặc bất kỳ một trục trặc nào cho sức khỏe.
Uống nước ấm sau khi tập
Sau khi tập, bạn nên ngồi trên ghế nghỉ một vài phút để nhiệt độ cơ thể trở về trạng thái ban đầu. Nếu cảm thấy lạnh, bạn nên nhanh chóng mặc thêm áo ấm và uống một cốc nước ấm. Đây là biện pháp bổ sung lượng nước đã bị tiêu hao trong quá trình luyện tập.
Hình thức luyện tập phù hợp trong mùa đông
Đi bộ: Một bài đi bộ nhẹ nhàng trên quãng đường vừa sức sẽ kích thích hệ hô hấp và tuần hoàn của bạn. Đi bộ còn giúp quá trình lưu thông máu ở chân tốt hơn, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch và khiến tinh thần thư thái. Đi bộ ở những nơi thoáng khí giúp bạn nạp thêm 25% nhu cầu oxy cho cơ thể.
Yoga: Hữu ích cho sức khỏe phụ nữ nói chung, tuy nhiên, có một số động tác không phù hợp với thai phụ. Bạn nên hỏi ý kiến người hướng dẫn thật cẩn thận để biết chắc bài tập có an toàn cho sức khỏe không. Tránh những động tác phải gập gối, gập người hoặc cúi người để chạm tay vào đầu ngón chân… Tư thế ngồi xếp bằng thường có lợi cho bạn nhất.
Bơi trong nước ấm: Bơi lội giúp cải thiện sự mềm dẻo của cơ bắp, kích thích quá trình lưu thông máu và giúp bạn ngon giấc. Lợi ích của vận động Chuyên gia cũng cho rằng, vận động giúp bạn cân bằng tinh thần, tiếp nhận thêm oxy, cơ bắp săn chắc và quá trình chuyển dạ cũng dễ dàng hơn.
Những điều nên tránh
Bạn nên tránh những bài tập tác động trực tiếp lên vùng xương chậu hoặc vùng lưng vì chúng có thể gây hại cho em bé. Những động tác nhảy hoặc xoạc chân có thể làm tổn thương tử cung, gây nên hiện tượng co thắt, chuyển dạ sớm. Do đó, bạn nên tránh những môn như võ thuật, chạy tốc độ, cầu lông, tennis, đấm bốc, đi xe đạp…
Dù vận động rất có ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng. Bác sĩ khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên luyện tập khoảng 30 phút/ngày và nên dừng lại nếu xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng hoặc chảy máu âm đạo…
“Khi mang thai, các nhu cầu trong cơ thể bạn có xu hướng tăng lên, đặc biệt là nhu cầu về năng lượng và oxy. Vì vậy, bạn cần vận động hợp lý trong suốt quãng thời gian này” – Mithidlde Halegua (Chuyên gia người Pháp) chia sẻ.
Ngoài ra, vận động khi mang thai còn cho phép bạn nhanh lấy lại vóc dáng thon thả sau sinh. Hơn nữa, những bà mẹ năng động khi mang thai sẽ sinh ra những em bé hoạt bát và ưa vận động.
Ngọc Huê (Theo Health24 / Pregnancytoday)
- Tìm hiểu về 'chửa ngực' (10:26:00 12/12/2008)
- Tìm hiểu về sản giật (20:20:00 08/12/2008)
- Băng huyết sau sinh (14:36:00 06/12/2008)
- Giai đoạn thứ ba khi chuyển dạ (07:36:00 06/12/2008)
- Giai đoạn 2 khi chuyển dạ (15:09:00 04/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |