Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ngôi thai bất thường
14:52:10 19/11/2008
Tư thế nằm của bé so với tử cung (còn gọi là ngôi thai) có khả năng quyết định đến cách sinh thường hay sinh mổ trong lúc bà mẹ chuyển dạ.
Các dạng ngôi thai trong quý III của thai kỳ
- Ngôi đầu (ngôi bình thường): Đầu của bé quay xuống phía dưới cổ tử cung.
Một số ngôi thai bất thường
- Ngôi mông: Hai chân của bé hướng xuống phía dưới cổ tử cung.
- Ngôi ngang: Giống như tư thế nằm co khi ngủ ở người trưởng thành. Phần lưng hoặc vai của bé quay xuống phía dưới cổ tử cung.
- Ngôi mặt: phần mặt của bé hướng xuống phía tử cung thay vì phần đầu như bình thường.
- Ngôi trán: Trán bé ép vào cổ tử cung.
- Ngôi cằm: Bác sĩ có thể sờ thấy cằm của bé khi người mẹ chuyển dạ hoặc lúc thăm khám âm đạo trước đó.
Xử trí với ngôi thai bất thường
Khoảng tháng thứ 9 của thai kỳ, bé thường đầu quay xuống dưới tử cung để chuẩn bị cho ngày chào đời. Tuy nhiên, nhiều bé có “sở thích” nằm ngang, nằm ngược (không chịu trở về đúng tư thế).
Nguyên nhân: Do sự bất thường của lượng nước ối (nhiều quá hoặc ít quá).
Do dây rốn quá ngắn hoặc quá dài nên quấn quanh cổ bé làm cho bé không trở về ngôi thai bình thường được.
Cách xử trí
- Với ngôi thai ngang: Bác sĩ sẽ tiến hành sinh mổ để phòng tránh tình trạng vỡ tử cung.
- Với ngôi mông: Sẽ sinh thường nếu thai phụ chuyển dạ nhanh và bé nhẹ cân.
Trường hợp thai phụ khó khăn trong chuyển dạ hoặc bé nặng cân (không lọt qua tử cung), bác sĩ sẽ tiến hành sinh mổ.
- Với ngôi mặt, bác sĩ cũng dựa vào từng điều kiện cụ thể của thai phụ và thai nhi để chọn cách sinh thường hoặc sinh mổ.
- Với các trường hợp đặt biệt
Bà mẹ sinh đôi trở lên, nếu các bé ở những ngôi khác nhau thì bác sĩ thường phải tiến hành sinh mổ.
Ngôi đầu (ngôi bình thường của bé) nhưng bé độ nghiêng của đầu bé không đủ để đi qua tử cung cũng gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Thủ thuật xoay ngôi thai
Khoảng tuần thứ 36, 37 của thai kỳ, nếu phát hiện thấy ngôi thai bất thường bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật xoay ngôi thai. Bác sĩ có thể truyền thuốc làm giãn tử cung của thai phụ và bắt đầu tiến hành các động tác xoay ngôi thai.
Nhóm thai phụ không được phép tiến hành: Chảy máu âm đạo; Thai đang đi xuống tử cung; Tim thai có bất thường; Trọng lượng thai quá nhỏ; Thiếu nước ối; Vỡ ối sớm; Song thai hoặc đa thai.
Nguy cơ: Vỡ ối; Sinh non; Chảy máu âm đạo; Phải sinh mổ khẩn cấp; Ngôi thai lại trở về bất thường sau khi tiến hành xoay ngôi.
Tỷ lệ thành công: 60%-70%
Biện pháp phòng ngừa ngôi thai bất thường
Hiện nay, y học vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa ngôi thai bất thường. Tốt nhất, bạn nên đi khám thai đầy đủ, nhất là những tháng cuối của thai kỳ để bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và xử trí những bất thường xảy ra với bà mẹ và em bé.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến ngôi thai
Dây rốn quấn cổ
Dấu hiệu: Bé bị dây rốn quấn quanh cổ dẫn tới hiện tượng bị “treo” và không thể lọt ra ngoài lúc bà mẹ chuyển dạ. Hoặc do dây rốn quấn chặt quanh cổ khiến bé bị ngạt vì thiếu dưỡng chất và thiếu oxy. Điều này cũng khiến bé muốn “xoay mình” về vị trí ngôi đầu như bình thường cũng không được.
Nguyên nhân: Do bé vận động mạnh và dây rốn dài nên quấn quanh cổ bé.
Xử trí: Bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi tim thai và quá trình chuyển dạ để quyết định bà mẹ có phải sinh mổ không.
Nhau tiền đạo chắn cổ tử cung
Dấu hiệu: Nhau thường cư trú ở vùng đáy hoặc thân tử cung nhưng nếu thành tử cung có bệnh (như u xơ tử cung hoặc tử cung bị mỏng do nạo hút thai nhiều trước đó), nhau thai sẽ bị đẩy xuống phần cửa tử cung. Khi ấy, thai phụ có thể bị chảy máu âm đạo.
Xử trí: Nhau tiền đạo chắn cổ tử cung có thể được phát hiện sớm nhờ siêu âm. Trường hợp phát hiện dấu hiệu này lúc chuyển dạ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để chọn lựa cách sinh phù hợp. Nếu nhau chỉ bám ở mép cổ tử cung, thai phụ vẫn có khả năng sinh thường.
Ngoài ra, các khối u như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… cũng có thể chèn ép ngôi thai và dẫn tới hiện tượng bất thường cho ngôi thai.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Nhận biết thai máy (14:55:00 18/11/2008)
- Cảm nhận thế giới trong bụng mẹ (15:04:00 17/11/2008)
- Tìm hiểu thai chết non (10:06:00 15/11/2008)
- Huyết trắng khi 'bầu bí' (14:54:00 14/11/2008)
- Viêm họng ở bà bầu (15:16:00 13/11/2008)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Ngôi thai bất thường
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo