- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nhận biết thai máy
Nhiều bà mẹ thấy rất hạnh phúc khi cảm nhận được cử động của bé ở trong bụng. Dấu hiệu này chứng tỏ, bé phát triển bình thường và muốn sớm được 'bước ra' thế giới bên ngoài.
Thời điểm xuất hiện thai máy
- Tuần thứ 16 của thai kỳ: Bạn có thể cảm nhận những cử động khe khẽ trong bụng mình. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự khởi động của bé.
- Tuần thứ 20: Lúc này, bạn thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.
-Từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 giờ đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.
Những nhầm lẫn có thể xảy ra: Nhiều bà mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa sự chuyển động của bé với sự sôi bụng khi bạn đói, đầy hơi hoặc các hoạt động nội tạng khác.
Thông thường, đến cuối quý II của thai kỳ, sự hoạt động của bé sẽ mạnh mẽ và rõ rệt hơn. Lúc này, bạn dễ dàng nhận biết được những cú “xoay”, “hích” hay “thục” của bé vào thành bụng. Thậm chí, ngay cả lúc đang ngủ, chồng bạn cũng dễ dàng cảm nhận được những cú “đá” của bé khi hai vợ chồng nằm sát nhau.
Cơ hội thắt chặt tình cảm gia đình
Thời điểm bé biết đạp, bạn nên tăng cường trò chuyện hoặc cho bé nghe những bản nhạc êm dịu. Đồng thời, bạn cũng nên gợi ý để bố được giao tiếp với bé hàng ngày. Cách này vừa có tác dụng gắn kết tình cảm vợ chồng bạn vừa là sợi dây giúp bố mẹ gần gũi với bé hơn.
Thời gian hoạt động
Bé thường chuyển động vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày, tùy vào lúc bé thức hoặc ngủ. Buổi tối là thời điểm bé hoạt động mạnh mẽ hơn cả (khoảng 21h đêm và 1 giờ sáng là lúc bé thích "đạp" bạn nhất).
Theo dõi thai máy
Tần suất thai máy phụ thuộc vào nhịp sinh học của từng bé. Các bác sĩ cho rằng, rất khó đề ra tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy có bình thường hay không. Tuy nhiên, bé càng lớn thì càng có nhiều cử động.
Bạn có thể tham khảo cách thức theo dõi thai máy như sau: Đếm số lần đạp của bé vào một giờ cố định mỗi ngày. Có thể vào buổi tối, lúc bạn rảnh rỗi và thoải mái. Càng ngày, bé càng đạp nhiều, tuy nhiên, nếu đôi khi bé đạp ít đi thì điều đó hoàn toàn bình thường vì có thể bé đang ngủ.
Nếu số lần thai máy bạn đếm được càng ngày càng giảm đi (trong khoảng mấy ngày đến một tuần) bạn nên lưu ý và đi khám, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do bé bị thiếu oxy.
Khi có biểu hiện bất thường, cử động của bé ít đi kèm theo những dấu hiệu khác như, xuất hiện những cơn đau bụng, âm đạo chảy một chút máu… bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ (tình trạng này xuất hiện vào quý III của thai kỳ, có thể là tín hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non).
Ngọc Huê
- Cảm nhận thế giới trong bụng mẹ (15:04:00 17/11/2008)
- Tìm hiểu thai chết non (10:06:00 15/11/2008)
- Huyết trắng khi 'bầu bí' (14:54:00 14/11/2008)
- Viêm họng ở bà bầu (15:16:00 13/11/2008)
- Chọn trang phục cho bà bầu (15:03:00 12/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |