- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chuột rút khi mang thai
Để phòng tránh chuột rút khi mang thai, có thể uống nhiều nước, ăn đủ muối khoáng, cung cấp cho cơ thể các chất này thường xuyên sau khi ra mồ hôi. Tránh tiếp xúc với nước lạnh đột ngột để giảm nguy cơ máu khó tuần hoàn, ăn uống đủ dinh dưỡng (đủ calo) để giữ ấm cơ thể.
Nguyên nhân gây chuột rút (vọp bẻ) khi mang thai
Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân vì sao phụ nữ thường bị vọp bẻ trong khi mang thai. Nguyên nhân của vọp bẻ có thể là do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên trong thai kỳ của cơ thể. Hoặc có thể tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới.
Chuột rút chân có thể bắt đầu gây khó chịu từ tháng thứ ba của thai kỳ và những cơn đau càng tệ hơn khi thai nhi ngày một lớn lên, bụng của thai phụ to ra. Những cơn đau chuột rút có thể xảy ra cả ngày lẫn đêm.
Ngăn ngừa
- Tránh đứng hoặc ngồi luôn ở một tư thế quá lâu.
- Co duỗi các bắp chân thường xuyên vào ban ngày và một vài lần trước khi đi ngủ.
- Xoay tròn mắt cá chân và các ngón chân lúc ngồi xem tivi hay ăn tối.
- Đi dạo hằng ngày, trừ khi bác sĩ yêu cần thai phụ không được luyện tập trong những trường hợp cá biệt.
- Bổ sung canxi và ma-giê. Việc bổ sung canxi sẽ ngăn ngừa bớt những cơn đau chuột rút. Đầy đủ canxi trước khi mang thai là rất quan trọng cho thai phụ.
- Tránh làm việc mệt nhọc. Nằm nghỉ trên giường và thử tìm tư thế tiện lợi nhất (đầu gối kéo lên).
- Tắm nước nóng hoặc đặt túi nước nóng lên bụng và phía dưới lưng.
- Uống một hớp rượu mạnh; giúp thư giãn cơ bàng quang.
- Tìm sự cực khoái trong giao hợp: giúp máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông.
- Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần.
- Việc dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau.
Cách tốt nhất để làm dịu đi một cơn đau chuột rút
Nếu xảy ra một cơn đau chuột rút, ngay lập tức tìm cách làm căng các cơ bắp chân bằng cách: duỗi thẳng chân ra, bắt đầu từ gót chân trước tiên, và nhẹ nhàng uốn nắn những ngón chân cong lên về phía ống quyển. Những động tác này lúc đầu có thể làm đau hơn nhưng nó sẽ làm giảm những cơn co thắt và cơn đau sẽ dịu đi trong giây lát. Sau đó, thai phụ có thể mát xa các cơ ở bắp chân và đùi, làm nóng các cơ bằng túi chườm. Đi loanh quanh và thư giãn trong giây lát để cảm thấy dễ chịu hơn.
Theo WTT(Babycenter)
- 'Sung sướng' trong 9 tháng (09:29:00 11/04/2008)
- Phù khi mang thai (17:13:00 10/04/2008)
- TPHCM: 72,9% thai phụ thiếu iôt (16:09:00 10/04/2008)
- Ung thư vú khi mang bầu (13:27:00 10/04/2008)
- Đang mang thai mà chồng "cứ thích" (07:46:00 10/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |