Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ung thư vú khi mang bầu

13:07:10 10/04/2008

Ung thư vú không phải là một đề tài mới, nhưng lại chưa bao giờ cũ vì căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh ung thư này vẫn luôn rình rập những người phụ nữ và người thân của họ.

Ung thư vú trong khi mang bầu

Những bé được sinh ra từ những bà mẹ bị u vú hay thậm chí mắc ung thư vú (ung thư vú đã được điều trị dứt điểm) đa phần đều có sức khỏe hoàn toàn bình thường như những bé sơ sinh khác, ngay cả khi đang mang thai hay phải trải qua kỳ "vượt cạn" cùng với thời điểm phát hiện có khối u ở ngực.

Tuy nhiên, việc áp dụng các liệu pháp trị bệnh bằng tia xạ hay hóa chất cũng có những ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của bào thai nếu như việc điều trị diễn ra trong suốt cả thời kỳ mang thai.

Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng kịp thời cho những phụ nữ mắc u vú hay ung thư vú trong giai đoạn đầu của thai kỳ (thời kỳ 3 tháng đầu) sẽ giảm tối đa những nguy cơ gây hại cho bé.

Trong trường hợp phát hiện ra u vú hay ung thư vú trước khi có ý định mang thai thì tốt nhất chỉ nên thụ thai sau khoảng 2 năm điều trị dứt điểm. Cũng không thể loại trừ những tình huống xấu, ví như tế bào ung thư có thể sẽ lại tái xuất trở lại sau khi đã được điều trị thì lúc đó thời gian chờ đợi sẽ phải lâu hơn. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh thêm rằng, điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố như thể trạng sức khỏe, tuổi tác...

Tuổi tác được xem như một nhân tố quan trọng nhất để quyết định việc có nên mang thai trong giai đoạn xuất hiện u hay ung thư vú. Trên thực tế, có đến khoảng 50% những phụ nữ gần đến tuổi trung niên (khoảng từ 30 - 40 tuổi), do phải trải qua những đợt điều trị hóa chất với cường độ lớn nên tác động tới cơ quan sinh sản (như việc rụng trứng, độ nhờn của âm đạo...) là không thể tránh khỏi. Vì thế, trước khi điều trị bệnh, bạn có thể thực hiện bảo quản trứng tại các bệnh viện.

Ngay cả khi không phải điều trị bằng hóa chất, bạn cũng nên áp dụng cách “gửi trứng” này vì cần phải lường trước những ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thụ thai.

Bên cạnh đó, việc cho con bú đối với những phụ nữ đang hoặc đã mắc ung thư vú cũng là mối quan tâm hàng đầu của những bà mẹ. Theo kết quả nghiên cứu và điều tra, ở một số phụ nữ mắc ung thư vú thường được các chuyên gia khuyên nên áp dụng phẫu thuật để trị tận gốc căn bệnh. Nếu tình trạng bệnh của bạn chưa đến mức phải dùng đến phẫu thuật thì bạn vẫn có khả năng cho con bú sau khi sinh. Tuy nhiên, lượng sữa có thể sẽ thiếu hụt do tác động của điều trị bằng tia xạ và tốt nhất trong trường hợp này là không nên cho con bú ngay thời điểm đó.

Đừng để quá muộn!

Đừng để mọi chuyện trở nên muộn màng. Trang bị cho mình những kiến thức và biết tự bảo vệ mình chính là cách bạn mang lại hạnh phúc cho chồng con và người thân.

Tỷ lệ mắc ung thư vú trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên tại nhiều nước, đặc biệt ở một số nước đang phát triển do thay đổi theo lối sống phương Tây, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do ung thư vú lại đang giảm đi nhờ các biện pháp sàng lọc phát hiện sớm.

Trong nhiều năm qua, tại bệnh viện K, có khoảng 70% bệnh nhân ung thư vú đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã có biểu hiện di căn hạch hoặc di căn xa. Trong khi nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì 80% bệnh nhân ở giai đoạn sớm có thể được chữa khỏi bệnh.

Đối với bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, việc nhận biết được các yếu tố nguy cơ và phòng tránh chúng có thể làm giảm được 1/3 nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố nguy cơ bệnh ung thư vú vẫn đang được nghiên cứu, tuy nhiên một số yếu tố được khẳng định có liên quan đến bệnh ung thư vú bao gồm:

1. Yếu tố gia đình: Được xếp vào nhóm nguy cơ cao gồm những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú như: mẹ, chị em gái.

Phụ nữ có mẹ, chị em gái bị ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2 - 3 lần so với phụ nữ có mẹ, chị em gái không bị ung thư vú.

Những phụ nữ ung thư vú có liên quan đến tiền sử gia đình thường có xu hướng trẻ hơn và có tỷ lệ ung thư vú hai bên cao hơn.

2. Gen: Biến đổi (hay đột biến) một số gen có thể làm tế bào chuyển thành ác tính.

Năm 1994, người ta tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen ức chế u BRCA-1 và BRCA-2 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và 13 với ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác.

Do nằm trên nhiễm sắc thể thường, các gen này có thể di truyền từ bố hoặc mẹ (50% có khả năng nhận từ bố, 50% có khả năng nhận từ mẹ). Những phụ nữ mang các gen này có nguy cơ cao bị ung thư vú.

Khoảng 5% các trường hợp ung thư vú có đột biến gen BRCA-1 và thường bị bệnh khi còn trẻ. Ngoài ra, gen này cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng.

Đột biến gen BRCA-2 cũng có nguy cơ gây ung thư vú ở nữ tương đương với nguy cơ đột biến gen BRCA-1. Ung thư buồng trứng cũng có thể xảy ra với đột biến gen này nhưng nguy cơ thấp hơn so với gen BRCA-1.

Đột biến gen p53 và một số gen khác cũng liên quan với nguy cơ ung thư vú. Những hội chứng do các rối loạn về di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Cowden, hội chứng Muir, giãn mạch thất điều cơ cũng có thể làm xuất hiện ung thư vú. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 10% ung thư vú do di truyền.

3. Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư vú càng tăng. Số bệnh nhân bắt đầu bị bệnh lúc trên 50 tuổi chiếm trên 70% tổng số bệnh nhân ung thư vú. Phụ nữ dưới 30 tuổi rất hiếm khi mắc ung thư vú.

4. Các yếu tố nội tiết: Ung thư vú là một trong số các ung thư có liên quan mật thiết với nội tiết nữ, cụ thể là estrogen được sản xuất chủ yếu tại buồng trứng.

Một trong những tác dụng của estrogen là làm tăng sinh các tế bào biểu mô tuyến vú, cần thiết cho quá trình sinh sản, nuôi con.

Tuy nhiên, nếu tế bào tuyến vú tiếp xúc với estrogen quá nhiều, các tế bào tăng sinh mạnh kết hợp với các đột biến có thể xảy ra trong quá trình phân chia tế bào sẽ có khả năng phát triển thành ung thư vú.

Do đó những yếu tố làm tăng thời gian tiếp xúc của tuyến vú với estrogen đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Có thể liệt kê một số yếu tố sau:

- Tuổi bắt đầu có kinh sớm làm tế bào tuyến vú sớm tiếp xúc estrogen. Những người có kinh sớm cũng có nồng độ estrogen cao hơn những người có kinh muộn.

- Tuổi mãn kinh muộn hoặc đã mãn kinh nhưng dùng nội tiết thay thế có chứa estrogen cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Nguy cơ ung thư vú có thể giảm một nửa ở phụ nữ mãn kinh trước 45 tuổi so với mãn kinh sau 55 tuổi. Những phụ nữ chưa mãn kinh nhưng phải cắt bỏ buồng trứng vì một lý do nào đó cũng giảm nguy cơ ung thư vú.

- Mang thai và ung thư vú cũng có mối liên quan. Những phụ nữ không sinh con có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 1,4 lần phụ nữ sinh con. Nếu phụ nữ mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị bệnh gấp 2 đến 5 lần so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi trước 30.

- Không cho con bú cũng là một yếu tố nguy cơ. Nguy cơ ung thư vú sẽ giảm 4% cho mỗi năm mà người phụ nữ cho con bú.

- Tiền sử bị các bệnh tại vú: Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính như quá sản không điển hình (atypical hyperplasia) cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

- Ít vận động, béo phì: Những phụ nữ béo, đặc biệt khi đã mãn kinh liên quan với nguy cơ ung thư vú tăng. Người ta cho rằng estrogen được sinh ra trong mô mỡ đã làm tăng nguy cơ ung thư vú ở những người này. Nguy cơ ung thư vú tăng khoảng 9% ở người ít vận động.

- Tiếp xúc với tia phóng xạ: Phụ nữ tiếp xúc với tia phóng xạ khi còn trẻ như phải điều trị bằng tia xạ tại vùng ngực vì các bệnh ác tính khác (như u lymphô ác tính không Hodgkin hoặc Hodgkin) có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn những phụ nữ khác gấp 12 lần.

Theo Đẹp / Dân Trí (AG)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo