Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Mẹ chồng thiên vị cháu ngoại

20:17:00 17/02/2013

‘Tôi có cảm giác mẹ chồng tôi thiên vị cháu ngoại. Có cái gì ngon, bà cũng để phần cháu ngoại. Cháu ngoại tới chơi thì bà đi chợ, chuẩn bị đồ ăn thức uống như nhà có cỗ. Trong khi đó, cháu nội ở cùng nhà với bà thì hầu như chẳng bao giờ được bà mua cho cái gì’ – Hồng (27 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ.

>> Bà vụng trông cháu
>> Sinh hoạt kham khổ vì mẹ chồng hà tiện

Cu Tôm nhà Hồng và anh họ là cu Ken (con anh chị chồng) sinh cùng năm, chênh nhau mấy tháng nhưng cái gì Tôm cũng bị bà nội bắt: “Nhường cho anh”. Thậm chí, quả bóng bay hay mấy chiếc ôtô nhựa, Hồng mua tặng con trai dịp Giáng sinh vừa rồi mà cu Ken sang chơi thích, mẹ chồng Hồng chẳng ngại bỏ ngay vào túi bóng để cháu ngoại mang về chơi. Nếu cháu nội có đòi thì sẽ bị bà mắng. Dù ấm ức, Hồng cũng không dám nói vì sợ lại mang tiếng là “ky bo với cháu của chồng”.

Cùng cảnh, Yến (ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết: “Mẹ chồng mình toàn kêu đau lưng không bế được cháu nội nhưng lại sang bế cháu ngoại cả ngày”. Bà luôn thương con gái vất vả, phải đi làm khi con còn nhỏ, cháu ngoại lười ăn trong khi con dâu cũng phải đi làm, còn cháu nội của bà thì phải gửi thuê một bà thím họ trông giúp.

“Bà mua sữa, mua bỉm mang sang cho cháu ngoại, còn cháu nội thì bà mặc kệ. Cháu ngoại bị ốm thì bà xót ruột lo lắng, trong khi cháu nội ho cả tháng trời, bà chỉ bảo: ‘Trời tiết thế này thì trẻ con đứa nào chả ho’. Nghĩ mà thấy chạnh lòng” – Yến kể.

Khi mẹ chồng ‘nặng’ về cháu ngoại

Nhiều nàng dâu thấy mẹ chồng “thiên vị” cháu ngoại cũng có lý do. Thứ nhất là do mẹ đẻ bao giờ cũng gần gũi con gái hơn mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Khi đó, hẳn nhiên là bà ngoại cũng sẽ gần gũi với cháu ngoại hơn cháu nội.

Thứ hai là do tâm lý “xa thương, gần thường”. Cháu nội sống cùng nhà có thể không được bà nội yêu chiều bằng cháu ngoại, thỉnh thoảng mới tới chơi. Lúc ấy, bà ngoại có tâm lý muốn “thiết đãi” khi con cháu về chơi, muốn cho cháu thứ nọ, thứ kia khi cháu về hoặc muốn mỗi lần sang thăm, lại mua hay mang cho cháu chút quà… Từ đó, con dâu dễ dàng nhận thấy mẹ chồng mình đang thiên vị cháu ngoại mà “hắt hủi” cháu nội, rồi nảy sinh ấm ức, bực bội…

Ở trong những hoàn cảnh như thế này thì mọi sự so sánh đều là… khập khiễng. Nàng dâu ấm ức trong lòng rồi sinh ghét mẹ chồng và cháu của anh chị chồng là điều tuyệt đối không nên. Cũng không nên vì chuyện này mà hậm hực hoặc làm không khí gia đình mất vui mỗi khi anh chị đưa cháu về chơi. Thay vào đó, thỉnh thoảng mua cho con mình đồ chơi này thì tranh thủ mua thêm một món khác cho cháu. Như thế để hai bé cũng có đồ chơi, khỏi tranh giành mà cũng là để mẹ chồng thấy,  nàng dâu yêu thương và đối xử công bằng với con và cháu mình như nhau. Từ đó, có tác động tốt tới mẹ chồng cũng như chị chồng trong việc đối xử công bằng hơn tới các cháu bé.

Đây là chuyện tế nhị nên nàng dâu nếu góp ý với mẹ chồng không khéo có thể làm mẹ chồng phật ý, lại gây hiểu nhầm là ích kỷ, hay so đo. Nhưng nên tạo điều kiện để bà nội được gần gũi cháu, giúp tăng tình cảm cho hai bà cháu, từ đó tự nhiên bà nội cũng sẽ yêu quý cháu nội.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo