Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Lên cơn hen gây khó thở trầm trọng, không được cấp cứu kịp thời có nguy cơ tử ...
-
Gửi tin nhắn lãng mạn cho vợ là cách đơn giản mà hiệu quả.
-
Những thực phẩm giàu omega3 như cá hồi, dầu cá... duy trì độ ẩm tự nhiên cho cơ ...
-
Do giàu magie, hạnh nhân có tác dụng làm giãn các mạch máu và đồng thời làm ...
-
Vợ chồng cần học cách để thích nghi với nhau.
-
Khi người bạn đời của bạn chia sẻ về bất cứ điều gì, bạn hãy lắng nghe thực sự.
-
Bạn hãy là người biết duy trì sự lãng mạn cho cuộc hôn nhân của mình, đẩy lùi ...
-
Đàn ông không muốn nhắc lại những khó khăn trong quá khứ của mình...
-
Thịt nạc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng của ruột.
Hằn học với vợ vì mặc cảm ‘lép vế’
00:43:00 13/02/2013
Vốn gia đình khá giả nên khi kết hôn, Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) không ngần ngại bỏ tiền túi đóng cái tủ bếp mới, đổi bình nóng lạnh và chiếc tivi cho nhà chồng. Hàng tháng, Huyền không yêu cầu chồng phải đóng góp chi tiêu. Huyền nghĩ đơn giản, lương của chồng có vài triệu nên để anh xã thoải mái xăng xe, điện thoại, ăn sáng và café, thậm chí là mua thuốc lá hút. Muốn đỡ đần kinh tế cho nhà chồng nên lương, thưởng có bao nhiêu, Huyền dành chi tiêu hết và trở thành người gánh vác tiền bạc chính cho hai vợ chồng, bố mẹ chồng và cả chú em chồng đang học năm cuối Đại học.
>> Chồng tôi mặc cảm vì thua vợ
>> Cái khó làm rể nhà giàu
>> Tự ái của rể nghèo
Tuy nhiên, Huyền thấy công sức và cả tình cảm của mình dành cho nhà chồng, không được chồng trân trọng và đền đáp. Chồng Huyền tự ái, tự ti nên né tránh trò chuyện với vợ chồng chị gái vợ vì anh chị thành đạt và giàu có hơn. Vài lần anh chị mời đi ăn hàng, Huyền hồ hởi rủ chồng nhưng chồng Huyền cương quyết từ chối. Huyền đi ăn một mình, sau đó không quên mua đồ ăn mang về nhưng chồng Huyền không thèm động tới. Nhẹ nhàng nhờ chồng không ăn thì cất hộ đồ ăn vào tủ lạnh để mình còn đi tắm thế mà Huyền bị chồng gây sự, hất tung tóe đồ ăn khắp sàn nhà rồi quát tháo vợ: “Đú đởn, đi chơi chán về còn sai chồng”.
Dù chưa bao giờ coi thường chồng, luôn muốn chia sẻ xem chồng có khó khăn gì nhưng Huyền luôn nhận được thái độ thiếu thiện chí của chồng. Có hỏi gì, Huyền cũng chỉ thấy anh xã trả lời nhát gừng. Có nhờ vả gì (dù Huyền rất nhẹ nhàng), Huyền lại nhận được sự hằn học từ chồng.
Cùng cảnh với Huyền, Thêu (27 tuổi ở Định Công, Hà Nội) có thu nhập cũng như gia cảnh trội hơn nhà chồng. Từ hồi lấy chồng, Thêu chưa báo hiếu được gì cho bố mẹ đẻ, ngược lại, bố mẹ luôn gửi tiền, quà cho con gái tẩm bổ để có sức khỏe mà mang thai. Tiền, quà được bố mẹ đẻ cho, Thêu chẳng bao giờ dùng một mình mà hay dành để sắm sửa hoặc cùng ăn uống với nhà chồng.
Có lần, mẹ đẻ Thêu đi chùa, gửi sang biếu rất nhiều đồ ăn chay. Thêu bày biện các món đẹp mắt để cả nhà ăn tối. Vậy mà khi đi làm về, chồng Thêu nổi giận đùng đùng, đập tan bát đĩa quát: “Nhà này có ai ăn chay mà cần đồ ăn chay”. Sau đó, Thêu bị chồng mắng vì không lo cơm nước chu đáo, ỷ lại vào bố mẹ đẻ, lấy chồng mà không biết lo cho nhà chồng… Sau đấy rất nhiều lần Thêu thấy chồng luôn cố “thị uy, ra oai” trước mặt vợ bằng cách nổi cáu vô cớ mỗi khi bị vợ nhờ làm việc gì hoặc có đồ ăn, uống gì từ bên nhà vợ gửi sang.
Vợ chồng cần học cách sống hòa hợp
Khi mặc cảm bản thân thua vợ, nhà mình kém hơn nhà vợ, đàn ông thường nảy sinh tâm lý tự ti, ức chế. Tùy tính cách mỗi người, cũng như cách cư xử của vợ, nhà vợ… mà sự ức chế này là bình thường hay nghiêm trọng. Có anh tư tưởng thoáng thì không coi trọng chuyện này, thậm chí còn thấy tự hào vì vợ. Có anh biết trân trọng tình cảm và sự hy sinh của vợ nên vợ chồng cùng nỗ lực phấn đấu để cải thiện kinh tế. Tuy nhiên, cũng có những anh hay suy diễn, cho rằng vợ làm thế này, vợ nói thế kia là đang xúc phạm, coi khinh mình và nhà mình. Từ đó, dễ nảy sinh tâm lý hậm hực với vợ, thậm chí là rất vô lý.
Để vợ chồng hòa hợp thì cần sự cố gắng và thiện chí của cả hai vợ chồng. Người chồng một khi đã chấp nhận lấy vợ hơn mình về kinh tế thì không nên vì thế mà tự ti. Thay vào đó, cần tự hào về những điểm mạnh, điểm tốt của bản thân để từ đó phát huy.
Còn người vợ nên cư xử với chồng và chồng một cách tôn trọng. Tâm lý yêu thương, vun vén cho nhà chồng là đáng khích lệ nhưng muốn bao bọc hay trở thành trụ cột kinh tế chính cho chồng và nhà chồng là không nên. Dù bản thân hay gia đình mình có khá giả đến mấy, người vợ không nên vì thế mà tiêu pha “dễ dãi” khi đã kết hôn.
Bởi chuyện này sẽ đẩy người vợ vào tình thế bất lợi, gây rạn nứt tình cảm vợ chồng, khiến chồng thêm mặc cảm nghèo khó. Chưa kể, người vợ vô tình tạo cho chồng và nhà chồng thói quen ỷ lại, phó thác chuyện kinh tế cho một mình người vợ trong nhà. Khi đó, nhiều chị em lại kêu than bị nhà chồng “đào mỏ”, “đục khoét” rồi sinh oán hận, xa cách nhà chồng khiến mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng.
Tốt nhất một khi đã lấy chồng và sống chung với nhà chồng, vợ chồng nên tự lực, động viên nhau làm ăn, tránh nhờ vả thái quá vào nhà vợ. Dù có kiếm được nhiều tiền hơn, người vợ cũng không nên “bao bọc” cho chồng mà nên để chồng đóng góp để người chồng có cơ hội thể hiện trách nhiệm và sự tự tin. Từ đó, hai vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất trong chi tiêu sao cho phù hợp nhất.
>> Chồng tôi mặc cảm vì thua vợ
>> Cái khó làm rể nhà giàu
>> Tự ái của rể nghèo
Tuy nhiên, Huyền thấy công sức và cả tình cảm của mình dành cho nhà chồng, không được chồng trân trọng và đền đáp. Chồng Huyền tự ái, tự ti nên né tránh trò chuyện với vợ chồng chị gái vợ vì anh chị thành đạt và giàu có hơn. Vài lần anh chị mời đi ăn hàng, Huyền hồ hởi rủ chồng nhưng chồng Huyền cương quyết từ chối. Huyền đi ăn một mình, sau đó không quên mua đồ ăn mang về nhưng chồng Huyền không thèm động tới. Nhẹ nhàng nhờ chồng không ăn thì cất hộ đồ ăn vào tủ lạnh để mình còn đi tắm thế mà Huyền bị chồng gây sự, hất tung tóe đồ ăn khắp sàn nhà rồi quát tháo vợ: “Đú đởn, đi chơi chán về còn sai chồng”.
Dù chưa bao giờ coi thường chồng, luôn muốn chia sẻ xem chồng có khó khăn gì nhưng Huyền luôn nhận được thái độ thiếu thiện chí của chồng. Có hỏi gì, Huyền cũng chỉ thấy anh xã trả lời nhát gừng. Có nhờ vả gì (dù Huyền rất nhẹ nhàng), Huyền lại nhận được sự hằn học từ chồng.
Cùng cảnh với Huyền, Thêu (27 tuổi ở Định Công, Hà Nội) có thu nhập cũng như gia cảnh trội hơn nhà chồng. Từ hồi lấy chồng, Thêu chưa báo hiếu được gì cho bố mẹ đẻ, ngược lại, bố mẹ luôn gửi tiền, quà cho con gái tẩm bổ để có sức khỏe mà mang thai. Tiền, quà được bố mẹ đẻ cho, Thêu chẳng bao giờ dùng một mình mà hay dành để sắm sửa hoặc cùng ăn uống với nhà chồng.
Có lần, mẹ đẻ Thêu đi chùa, gửi sang biếu rất nhiều đồ ăn chay. Thêu bày biện các món đẹp mắt để cả nhà ăn tối. Vậy mà khi đi làm về, chồng Thêu nổi giận đùng đùng, đập tan bát đĩa quát: “Nhà này có ai ăn chay mà cần đồ ăn chay”. Sau đó, Thêu bị chồng mắng vì không lo cơm nước chu đáo, ỷ lại vào bố mẹ đẻ, lấy chồng mà không biết lo cho nhà chồng… Sau đấy rất nhiều lần Thêu thấy chồng luôn cố “thị uy, ra oai” trước mặt vợ bằng cách nổi cáu vô cớ mỗi khi bị vợ nhờ làm việc gì hoặc có đồ ăn, uống gì từ bên nhà vợ gửi sang.
Vợ chồng cần học cách sống hòa hợp
Khi mặc cảm bản thân thua vợ, nhà mình kém hơn nhà vợ, đàn ông thường nảy sinh tâm lý tự ti, ức chế. Tùy tính cách mỗi người, cũng như cách cư xử của vợ, nhà vợ… mà sự ức chế này là bình thường hay nghiêm trọng. Có anh tư tưởng thoáng thì không coi trọng chuyện này, thậm chí còn thấy tự hào vì vợ. Có anh biết trân trọng tình cảm và sự hy sinh của vợ nên vợ chồng cùng nỗ lực phấn đấu để cải thiện kinh tế. Tuy nhiên, cũng có những anh hay suy diễn, cho rằng vợ làm thế này, vợ nói thế kia là đang xúc phạm, coi khinh mình và nhà mình. Từ đó, dễ nảy sinh tâm lý hậm hực với vợ, thậm chí là rất vô lý.
Để vợ chồng hòa hợp thì cần sự cố gắng và thiện chí của cả hai vợ chồng. Người chồng một khi đã chấp nhận lấy vợ hơn mình về kinh tế thì không nên vì thế mà tự ti. Thay vào đó, cần tự hào về những điểm mạnh, điểm tốt của bản thân để từ đó phát huy.
Còn người vợ nên cư xử với chồng và chồng một cách tôn trọng. Tâm lý yêu thương, vun vén cho nhà chồng là đáng khích lệ nhưng muốn bao bọc hay trở thành trụ cột kinh tế chính cho chồng và nhà chồng là không nên. Dù bản thân hay gia đình mình có khá giả đến mấy, người vợ không nên vì thế mà tiêu pha “dễ dãi” khi đã kết hôn.
Bởi chuyện này sẽ đẩy người vợ vào tình thế bất lợi, gây rạn nứt tình cảm vợ chồng, khiến chồng thêm mặc cảm nghèo khó. Chưa kể, người vợ vô tình tạo cho chồng và nhà chồng thói quen ỷ lại, phó thác chuyện kinh tế cho một mình người vợ trong nhà. Khi đó, nhiều chị em lại kêu than bị nhà chồng “đào mỏ”, “đục khoét” rồi sinh oán hận, xa cách nhà chồng khiến mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng.
Tốt nhất một khi đã lấy chồng và sống chung với nhà chồng, vợ chồng nên tự lực, động viên nhau làm ăn, tránh nhờ vả thái quá vào nhà vợ. Dù có kiếm được nhiều tiền hơn, người vợ cũng không nên “bao bọc” cho chồng mà nên để chồng đóng góp để người chồng có cơ hội thể hiện trách nhiệm và sự tự tin. Từ đó, hai vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất trong chi tiêu sao cho phù hợp nhất.
Ngọc Bình
Tin liên quan
- Khó dạy con vì chồng nói tục (16:29:00 10/02/2013)
- Tranh thủ ngoại tình khi đi tập thể thao (09:30:00 08/02/2013)
- Bé mê tivi (09:53:00 05/02/2013)
- Chồng thích ‘xuất’ trên ngực vợ (08:55:00 04/02/2013)
- Khi bạn gái đòi ở riêng sau cưới (08:45:00 04/02/2013)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Hằn học với vợ vì mặc cảm ‘lép vế’
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo