Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chồng ‘độc khẩu’

08:25:00 06/04/2012

Những anh chồng có thói quen chê bai, chỉ trích vợ... thường khiến người vợ phiền lòng.

>> Chồng ‘bạc miệng’
>> Bị chồng chê 'ngu - dốt'

“Nhiều lúc mình tự hỏi không hiểu sao chồng mình hay chê vợ đến thế. Nếu nặng lời trong lúc cãi vã hay ghét bỏ vợ đã đành, đằng này... chỉ thích dùng ngôn ngữ khó chịu để ‘hạ nhục’ vợ thì không hiểu chồng mình có thấy ‘mát lòng’ không?” – Kim (27 tuổi) chia sẻ về người chồng hay chê vợ của mình.

Kim kể, chồng Kim nói chuyện với người ngoài mà nhắc tới vợ toàn gọi là “nó”. Còn khi tâm sự tào lao với đám bạn thì lại dùng từ “con ấy” để gọi vợ, nghe rất phản cảm. Thấy mấy anh đồng nghiệp trong cơ quan khi nhắc tới vợ lại trìu mến gọi là “nhà tớ, nhà mình”, “vợ anh” hoặc “chị nhà anh, chị xã nhà anh”... Có anh còn tếu, gọi vợ là “gừng già”, “ngỗng già”... dù là gọi vui nhưng vẫn có cảm giác là tôn trọng vợ, chứ không có hàm ý coi thường vợ như cách xưng hô của chồng Kim.

“Chồng mình gọi vợ nhưng toàn đệm thêm từ ‘con’ nghe rất chướng tai. Nhiều lúc, hai vợ chồng đi dự đám cưới, hội thảo, mọi người đều nói năng từ tốn, lịch thiệp, riêng chồng mình thì chẳng để đâu cho hết xấu hổ” – Kim kể.

Không ít lần, Kim khéo nhắc chồng nhưng chồng Kim phẩy tay cho rằng, Kim nhỏ nhen, để bụng và chấp vặt chuyện nhỏ, rằng nói vậy nhưng chẳng ác ý gì còn hơi khối “thằng” ngọt nhạt với vợ nhưng lại đánh vợ thừa sống thiếu chết...

Cùng tâm trạng với Kim, Nga (24 tuổi, nhân viên bán hàng) kể: “Chồng mình ‘cậy’ hơn chục tuổi nên mắng vợ ‘xơi xơi’ trước mặt người khác là ‘ngu như bò’, là ‘khó đào tạo’, ‘thần kinh có vấn đề’ hay ‘thương điên xổng trại’... mỗi khi mình lơ đễnh hay làm gì sai ý chồng”.

Mỗi khi vợ chồng có chút bất hòa, chưa tới mức “dầu sôi lửa bỏng” nhưng Nga đã bị chồng “tát” vào mặt những từ như “con ranh, con khốn” hoặc thậm chí là khó nghe hơn nhiều. Không ít lần, ngôn ngữ “chợ búa” của chồng ám ảnh Nga tới mức, suốt một thời gian dài Nga không ăn, không ngủ ngon giấc cho dù chồng đã tỏ ý biết lỗi sau đó và cũng không đến nỗi ghét bỏ vợ.

“Thà chồng vũ phu đã đành, bỏ đi còn dễ. Đành này chồng mình mọi mặt đều khá tốt, chỉ có mỗi cái tật nói năng với vợ y như ‘giang hồ’... khiến mình buồn lòng” – Nga cho biết.

Thu (một người vợ cũng từng nhiều lần nuốt không trôi cơm vì chồng nặng lời) chia sẻ kinh nghiệm: “Với những người chồng ‘độc khẩu’ thế này thì phải lựa nhu – lựa cương thích hợp”. Theo Thu, nếu chồng đang nóng giận mà phát ngôn “cục súc” thì hoặc là tạm cho qua, đợi lúc chồng thoải mái mới “tỉ tê” là: “Anh đừng nói thế, anh thử đặt mình vào hoàn cảnh của em mà nghĩ xem, bị xúc phạm thế có buồn không?”, rồi “Anh có con rồi, cần làm gương cho con cái anh ạ”... Sau đó, nhấn mạnh với chồng là: “Anh dùng những từ đó để nói với em thì em thấy không đáng để trả lời. Nếu lần sau anh còn nói với em như thế thì em cũng không đáp lại lời nào. Vợ chồng nói chuyện phải tôn trọng nhau, nếu cảm thấy không tôn trọng được thì không sống cùng nhau nữa”. Nếu người chồng biết nghĩ thì cũng sẽ biết cách điều chỉnh ngôn ngữ sao cho trong sáng, dễ nghe hơn.

Hoặc cách khác là phải “quật” lại để chồng bỏ ngay cái suy nghĩ “thấy vợ hiền mà thích gọi sao thì gọi”. Khi đó, người vợ có thể cương quyết nhưng bình tĩnh: “Nếu anh gọi vợ thiếu tôn trọng thì vợ anh cũng sẽ xưng hô theo cách ấy với chồng”...  Một lần “khởi nghĩa” cũng sẽ khiến đối phương chùn chân, buộc phải suy nghĩ và hành xử lại cho đẹp. Cách này rất thành công nếu chồng “biết sợ”, còn không thì sẽ phản tác dụng.

Tất nhiên, trong cuộc sống hôn nhân, vợ chồng sẽ khó tránh khỏi va chạm. Mỗi lúc như thế, có thể tật xấu của chồng lại tái phát. Cũng có anh coi chê bai vợ là vô hại, chẳng có ác ý gì nên hiển nhiên hình thành thói quen xấu, thành “bệnh chê vợ nan y”, dễ mắc lại mà hay “nhờn thuốc”... Nếu đó là bản chất của người chồng thì càng khó chuyển rời. Khi ấy, nhất là lúc đã có con, cách phản ứng của người vợ có thể là:

- Âm thầm chịu đựng vì sợ con cái nghe được những lời không hay của cha mẹ. Một khi đã chịu đựng thì người chồng có thể tưởng mình “hay quá” mà càng làm tới. Kết quả, tình cảm người vợ càng chai sạn, bản thân người vợ cũng trở nên coi khinh chồng, chán ngán thậm chí rời xa chồng. Nhịn mãi thì đến một lúc, người vợ bức xúc và muốn chia tay. Đó là cách ứng xử chưa hợp lý.

- Thứ hai là “chửi” lại chồng, khiến vợ chồng có thói quen chửi bới nhau, làm hôn nhân rạn nứt và ảnh hưởng không tốt tới con cái.

Người vợ phải là người hiểu tính chồng mình rõ nhất. Nếu chồng chỉ dùng từ phản cảm với vợ mà không tức giận hay ghét vợ thì từ từ tâm sự, người chồng sẽ bớt được tính này. Với người chồng hay nóng mà chửi vợ thì cố gắng tránh tạo hoàn cảnh hay điều kiện để bị chồng nặng lời. Một người chồng nóng nảy thì vợ càng cãi lại sẽ càng tạo điều kiện cho anh ta xúc phạm vợ hơn. Do đó, người vợ có thể tạm hoãn mà “cãi” lại vào lúc khác. Bản thân người chồng, nếu thương vợ con và biết nghĩ thì cũng sẽ giảm được tật xấu này.

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo