Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Vỡ mộng trông cậy nhà chồng

08:01:00 05/04/2012

Tốt nghiệp Đại học 3 tháng, Lam kết hôn. Lam nghĩ nhà chồng ‘có của’ nên cứ yên tâm sinh con rồi sẽ được bố mẹ chồng xin việc cho.

>> Tự lực dù làm dâu nhà giàu 
>> Tủi phận làm dâu nhà giàu

“Nhà mình ở quê, mẹ làm ruộng, còn bố theo người chú đi làm xây dựng. Mình còn có 2 em đang đi học nên kinh tế gia đình eo hẹp lắm. Vì thế, mình nghĩ lấy chồng ở thành phố, lại khá giả sẽ đỡ gánh nặng cho bố mẹ đẻ” – Lam tâm sự.

Hàng ngày, mẹ chồng lo ăn uống chi tiêu trong nhà, còn cho mỗi tháng 500 nghìn tiêu vặt nên Lam thấy không đến nỗi nào. Lúc có thai, Lam cũng được mẹ chồng đưa đi khám thai và thanh toán tiền khám, chữa. Khi đẻ cũng vậy, mẹ chồng Lam lo hết tiền viện phí. Chỉ tới khi nuôi con mọn, Lam mới thấy quá khổ sở vì ảo mộng trông cậy vào nhà chồng.

“Họ hàng, bạn bè đến chơi với hai mẹ con, cho ít tiền nào thì mẹ chồng mình giữ hết. Chồng mình đi làm, lương hàng tháng cũng đưa hết cho mẹ. Từ hồi đẻ xong, mình bị mẹ cắt luôn khoản tiêu vặt. Mua gói khăn ướt cho con, mua cốm lợi sữa cho mình cũng phải chờ mẹ chồng ‘duyệt’” – Lam kể.

Hôm trước, bé nhà Lam mũi dãi lều xều, Lam định mua dụng cụ hút mũi cho con nhưng mẹ chồng không cho, bảo không cần thiết. Có lần, con ốm vừa đi viện, về lại ốm, mẹ chồng xót tiền, chần chừ đưa cháu đi khám, Lam đành bán chỉ vàng hồi môn, lấy tiền đưa con đi viện. Những lần sau cũng thế, dần dần Lam chẳng còn chút tiền để dành nào. Đến khi con ốm, còn 20 nghìn đồng trong túi, Lam rớt nước mắt nói với chồng. Sau đó, Lam còn bị chồng trách là ở nhà chăm con mà cũng không nổi, suốt ngày để con đau với ốm, rằng tiêu ít thôi... Rồi chồng Lam bỏ đi chơi, chẳng đoái hoài gì đến vợ con.

Cũng cưới xong, ở nhà chăm con và chờ nhà chồng nuôi là Thuận (Thanh Xuân, Hà Nội). Tuy nhiên, sinh xong là Thuận bị nhà chồng “đẩy” về bố mẹ đẻ (ở ngoại thành) vì mẹ chồng bảo: “Ông bà bên này hay ốm, sợ lây cho cháu. Không khí bên này cũng gần đường cái lớn, không tốt cho trẻ con bằng nhà bên kia”.

Mỗi tháng, mẹ chồng sang thăm cháu, khi thì mua cho 5 cân gạo, gói thuốc bắc, khi thì cân hoa quả, con gà... chứ tuyệt nhiên không đưa tiền. Chồng Thuận lại bận bịu công tác xa nên chuyện ở nhà không thể giúp đỡ cho vợ con.

“Mẹ chồng mình nắm giữ hết tiền của con trai vì sợ con dâu mang tiền của nhà về bên ngoại. Mình còn nghe thấy, có lần mẹ chồng bảo nhà mình là ‘rách như xơ mướp’, còn dặn chồng mình cứ yên tâm, mọi việc ở nhà đã có mẹ lo...” – Thuận kể. Thuận định bụng, con được 4 tháng thì gửi cho bà ngoại để “bò” đi tìm việc.

Tự lập vẫn hơn

Một số nàng dâu có tư tưởng nhờ cậy vào nhà chồng, nhất là khi nhà chồng khá giả. Có chị em nghĩ đơn giản là mình không “ăn bám”, chỉ là ở nhà sinh con rồi sau này sẽ đi tìm việc. Có chị em chưa có việc hoặc bỏ việc, với hy vọng là nhà chồng sẽ giúp tìm được việc tốt. Niềm tin này càng sâu sắc hơn nếu mẹ chồng (nhà chồng) hứa là sẽ tìm việc cho hoặc nói là cứ đẻ con đi rồi mẹ chồng sẽ nuôi cho... Khi thực tế diễn ra thì mẹ chồng lại xót của, thậm chí khó chịu, coi dâu con như gánh nặng. Từ đó, phát sinh mâu thuẫn trong sinh hoạt.

Do đó, chuyện suy tính kinh tế và tự lập khi cưới chồng, sinh con là điều quan trọng với chị em phụ nữ. Cho dù nhà chồng có khá giả thế nào thì bản thân người vợ cũng nên có tư tưởng tự lập, vợ chồng cần có kinh tế riêng để ổn định cuộc sống và nuôi con... Nếu người vợ phải ở nhà nuôi con thì nên trao đổi chuyện chi tiêu, kinh tế với chính người chồng của mình, thay vì trông chờ vào mẹ chồng (hay nhà chồng).

Ngọc Bình

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo