Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tìm hiểu về sảy thai
16:27:00 28/11/2008
Nhóm thai phụ có bệnh lý hoặc xuất hiện những cơn đau bụng, chảy máu âm đạo bất thường nên đi khám bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ sảy thai.
Nguyên nhân
- Thai nhi bị dị dạng nhiễm sắc thể do di truyền từ người mẹ hoặc người bố.
- Người mẹ bị chấn thương, ngã, va đập mạnh…
- Thai phụ bị viêm nhiễm âm đạo, suy dinh dưỡng.
- Người mẹ mắc một số chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp…
- Thai phụ có những bất thường về tử cung như cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn…
- Một số nguyên nhân khác, chưa xác định rõ.
- Dọa sảy thai: Thai phụ có dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau bụng trong khi cổ tử cung vẫn đóng và thai nhi chưa bị đẩy ra ngoài.
- Sảy thai chắc chắn: Thai nhi đã không còn dấu hiệu cử động và đang bị đẩy ra ngoài tử cung. Người mẹ dù hết dấu hiệu đau bụng nhưng âm đạo vẫn chảy máu liên tục, thậm chí có thể bị băng huyết.
+ Sảy thai hoàn toàn: Là trường hợp toàn bộ nhau thai cùng thai nhi đã bị tống ra ngoài. Sau đó, người mẹ hết cảm giác đau bụng nhưng âm đạo vẫn bị chảy máu.
+ Sảy thai không hoàn toàn: Là trường hợp một phần thai hoặc nhau thai vẫn còn lưu lại trong tử cung. Người mẹ chỉ đỡ đau bụng và âm đạo vẫn chảy nhiều máu.
- Thai lưu: Trường hợp này, thai nhi đã bị chết nhưng chưa bị đẩy ra ngoài mà vẫn lưu lại trong bụng người mẹ. Thai phụ có những dấu hiệu như không thấy bụng bầu to lên, thai nhi không còn cử động, âm đạo chảy máu đen… Khoảng thời gian lưu này có thể kéo dài từ một vài tuần đến một tháng mà người mẹ cũng không phát hiện ra.
Cách xử trí
- Nếu phát hiện ra dấu hiệu dọa sảy, thai phụ nên kiêng quan hệ tình dục, tránh lao động nặng nhọc, tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi, ăn uống điều độ…
- Đồng thời, người mẹ nên đi khám bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng bất thường trong thời kỳ thai nghén như đau bụng, âm đạo chảy máu, không thấy dấu hiệu thai cử động…
Ngăn ngừa sảy thai
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên uống thêm viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bị thiếu máu vì thiếu máu có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng của thai nhi và dẫn tới sảy thai.
- Thai phụ tuyệt đối không được lao động hoặc có những va chạm mạnh vào thành bụng.
- Người mẹ cũng nên tránh xa những nguồn hóa chất độc hại, khu vực phóng xạ, không khí ô nhiễm…
- Trước khi có kế hoạch chuẩn bị mang thai, người phụ nữ nên đi khám phụ khoa cẩn thận để chữa trị dứt điểm các bệnh phụ khoa nếu có.
- U xơ tử cung là một yếu tố làm gia tăng tình trạng sảy thai ở bà mẹ.
Phòng tránh sảy thai bằng ăn uống
- Người mẹ nên sử dụng những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa. Các loại rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp bạn tránh táo bón.
- Tuyệt đối tránh hút thuốc lá, uống rượu và ăn nhiều đồ cay nóng. Những loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể người mẹ bị nóng hoặc bị kích thích mạnh, không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
- Người mẹ nên giữ thói quen vệ sinh trong ăn uống: Không ăn những loại thực phẩm ôi mốc, bị mọc mầm, nhiễm khuẩn… vì chúng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
- Người mẹ không nên tự ý uống thuốc, cho dù đó là những loại thuốc có chiết xuất từ thảo mộc.
Thời gian có thai lại sau sảy
Nếu sảy thai ở giai đoạn sớm (tuổi thai dưới 2,5 tháng) và lần đầu, có thể thụ thai lại sau đó 1-2 tháng, khi cơ thể đã hồi phục.
Nếu bị sảy thai 2-3 lần, người mẹ nên chờ đợi từ 6 tháng đến 1 năm mới nên có thai lại. Đồng thời, người mẹ nên đi khám kỹ để tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh sảy thai hiệu quả. Ngọc Huê
Nguyên nhân
- Thai nhi bị dị dạng nhiễm sắc thể do di truyền từ người mẹ hoặc người bố.
- Người mẹ bị chấn thương, ngã, va đập mạnh…
- Thai phụ bị viêm nhiễm âm đạo, suy dinh dưỡng.
- Người mẹ mắc một số chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp…
- Thai phụ có những bất thường về tử cung như cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn…
- Một số nguyên nhân khác, chưa xác định rõ.
Có 3 giai đoạn sảy thai
- Dọa sảy thai: Thai phụ có dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau bụng trong khi cổ tử cung vẫn đóng và thai nhi chưa bị đẩy ra ngoài.
- Sảy thai chắc chắn: Thai nhi đã không còn dấu hiệu cử động và đang bị đẩy ra ngoài tử cung. Người mẹ dù hết dấu hiệu đau bụng nhưng âm đạo vẫn chảy máu liên tục, thậm chí có thể bị băng huyết.
+ Sảy thai hoàn toàn: Là trường hợp toàn bộ nhau thai cùng thai nhi đã bị tống ra ngoài. Sau đó, người mẹ hết cảm giác đau bụng nhưng âm đạo vẫn bị chảy máu.
+ Sảy thai không hoàn toàn: Là trường hợp một phần thai hoặc nhau thai vẫn còn lưu lại trong tử cung. Người mẹ chỉ đỡ đau bụng và âm đạo vẫn chảy nhiều máu.
- Thai lưu: Trường hợp này, thai nhi đã bị chết nhưng chưa bị đẩy ra ngoài mà vẫn lưu lại trong bụng người mẹ. Thai phụ có những dấu hiệu như không thấy bụng bầu to lên, thai nhi không còn cử động, âm đạo chảy máu đen… Khoảng thời gian lưu này có thể kéo dài từ một vài tuần đến một tháng mà người mẹ cũng không phát hiện ra.
Cách xử trí
- Nếu phát hiện ra dấu hiệu dọa sảy, thai phụ nên kiêng quan hệ tình dục, tránh lao động nặng nhọc, tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi, ăn uống điều độ…
- Đồng thời, người mẹ nên đi khám bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng bất thường trong thời kỳ thai nghén như đau bụng, âm đạo chảy máu, không thấy dấu hiệu thai cử động…
Ngăn ngừa sảy thai
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên uống thêm viên sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bị thiếu máu vì thiếu máu có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng của thai nhi và dẫn tới sảy thai.
- Thai phụ tuyệt đối không được lao động hoặc có những va chạm mạnh vào thành bụng.
- Người mẹ cũng nên tránh xa những nguồn hóa chất độc hại, khu vực phóng xạ, không khí ô nhiễm…
- Trước khi có kế hoạch chuẩn bị mang thai, người phụ nữ nên đi khám phụ khoa cẩn thận để chữa trị dứt điểm các bệnh phụ khoa nếu có.
- U xơ tử cung là một yếu tố làm gia tăng tình trạng sảy thai ở bà mẹ.
Phòng tránh sảy thai bằng ăn uống
- Người mẹ nên sử dụng những loại thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa. Các loại rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp bạn tránh táo bón.
- Tuyệt đối tránh hút thuốc lá, uống rượu và ăn nhiều đồ cay nóng. Những loại thực phẩm này có thể khiến cơ thể người mẹ bị nóng hoặc bị kích thích mạnh, không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
- Người mẹ nên giữ thói quen vệ sinh trong ăn uống: Không ăn những loại thực phẩm ôi mốc, bị mọc mầm, nhiễm khuẩn… vì chúng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
- Người mẹ không nên tự ý uống thuốc, cho dù đó là những loại thuốc có chiết xuất từ thảo mộc.
Thời gian có thai lại sau sảy
Nếu sảy thai ở giai đoạn sớm (tuổi thai dưới 2,5 tháng) và lần đầu, có thể thụ thai lại sau đó 1-2 tháng, khi cơ thể đã hồi phục.
Nếu bị sảy thai 2-3 lần, người mẹ nên chờ đợi từ 6 tháng đến 1 năm mới nên có thai lại. Đồng thời, người mẹ nên đi khám kỹ để tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh sảy thai hiệu quả. Ngọc Huê
Tin liên quan
- Tìm hiểu sinh mổ (14:55:00 27/11/2008)
- Mua sắm vật dụng trước ngày sinh bé (15:44:00 26/11/2008)
- Tăng cường vai trò của người chồng (14:59:00 25/11/2008)
- Chuyện 'yêu' với bà bầu (14:55:00 24/11/2008)
- Bí quyết chăm sóc da cho bà bầu (15:03:00 22/11/2008)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Tìm hiểu về sảy thai
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo