Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Giai đoạn 2 khi chuyển dạ

15:09:00 04/12/2008

Đây là giai đoạn em bé được đẩy ra ngoài (rặn đẻ). Khoảng thời gian cho quá trình này phụ thuộc vào từng thai phụ. Một số người mẹ sinh con đầu lòng phải mất vài tiếng đồng hồ để rặn đẻ trong khi một số bà mẹ sinh con lần 2, hành trình này kết thúc trong 5-10 phút.

Sau khi kiểm tra thấy cổ tử cung mở hết, bác sĩ sẽ thông báo cho người mẹ biết thời điểm bắt đầu rặn.

Lúc này, các cơn co thắt tử cung diễn ra đều, mạnh hơn nhưng người mẹ không còn cảm giác đau nhiều như giai đoạn đầu nữa.

Kỹ thuật rặn

Lúc này, đầu thai nhi tụt xuống, gây chèn ép bàng quang và trực tràng nên việc răn đẻ đúng kỹ thuật sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Khi bắt đầu cơn co, người mẹ hít thật sâu một hơi qua mũi, rồi thở ra bằng miệng. Người mẹ nên tì cằm xuống phía ngực để dồn không khí xuống phía dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài nhanh hơn.

Sau mỗi lần rặn, bé nhích thêm một chút để ra bên ngoài. Bác sĩ có thể thông báo thời điểm nhìn thấy đầu bé và hơi rặn cuối cùng (để đẩy đầu bé lọt ra ngoài) - lúc này, người mẹ có thể dồn sức để rặn mạnh hơn. 

Lưu ý

- Người mẹ nên rặn đều đặn, kiên trì, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ bên cạnh.

- Trong quá trình rặn đẻ, người mẹ có thể cảm thấy hơi mệt, choáng váng, chóng mặt. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Người mẹ tránh kêu gào thái quá, vừa dễ mất sức, vừa khiến em bé dễ ngạt thở vì thiếu oxy.

- Người mẹ không nên quá e ngại nếu trong quá trình rặn đẻ, bạn có thể xảy ra tình trạng tiểu tiện hoặc đại tiện.

Thủ thuật cắt (rạch) tầng sinh môn

Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để mở rộng âm hộ, tránh âm hộ khỏi bị rách khi em bé được đẩy ra ngoài.

Thủ thuật này được dùng trong những trường hợp.

- Thai nhi có ngôi mông hoặc có đầu lớn.

- Người mẹ gặp khó khăn khi rặn đẻ.

- Khu vực cơ vùng âm đạo của người mẹ không đủ độ co giãn.

Một số trường hợp bác sĩ có thể gây tê (hoặc không) khi tiến hành cắt (rạch) tầng sinh môn. Bởi vì vết cắt này diễn ra rất nhanh nên nhiều khi người mẹ không có cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ đến khi bác sĩ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cho người mẹ trong trường hợp cần thiết để tránh bị đau. Vết khâu sẽ lành sau 10-14 ngày đồng thời chỉ khâu cũng tự tiêu đi nên bạn không cần quay lại bệnh viện để rút chỉ.

Phương pháp kẹp forceps

Bác sĩ sẽ dùng kẹp chuyên môn cho vào tử cung để “kéo” đầu em bé ra khi cổ tử cung đã mở hết cỡ.

Phương pháp này dùng trong các trường hợp.

- Quá trình rặn đẻ không thành công vì đầu bé quá lớn.

- Người mẹ hoặc em bé gặp phải biến chứng trong quá trình chuyển dạ.

- Thai nhi có ngôi mông hoặc sinh non.

Thông thường bác sĩ sẽ gây tê vào khung xương chậu đồng thời tiến hành rạch tầng sinh môn cho người mẹ. Tiếp đến, bác sĩ sẽ đưa kẹp vào trong âm đạo sao cho hai gọng kẹp áp sát vào hai bên đầu bé và nhẹ nhàng kéo bé ra ngoài. Bác sĩ có thể yêu cầu người mẹ hỗ trợ bằng cách rặn nhẹ để việc đưa thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

Phương pháp này có thể để lại những vết kẹp hoặc vết thâm hai bên đầu em bé. Tuy nhiên, những vết này sẽ biến mất sau đó vài ba ngày và không gây hại gì cho sức khỏe của bé sơ sinh.

Bên cạnh phương pháp dùng kẹp, bác sĩ có thể dùng máy hút chân không đưa vào âm đạo người mẹ, áp sát đầu em bé và kéo em bé ra ngoài. Cách này cũng có thể khiến đầu bé bị thâm nhưng vết thâm này cũng biến mất tự nhiên sau đó vài ngày và không gây hại cho sức khỏe bé.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo