- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguy cơ và phòng tránh sinh non
Sinh non là khái niệm chỉ việc bà mẹ sinh bé trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Bé sinh non có thế chất yêu, dễ mang bệnh, thậm chí là tử vong sau khi sinh.
Nguyên nhân
- Thai phụ nghiện thuốc lá hoặc có tiền sử về sinh non, thai chết lưu…
- Thai phụ mắc những chứng bệnh nội tiết như cường giáp, cường tuyến thượng thận… Các chứng bệnh về huyết áp, tiền sản giật, suy hô hấp…
- Người mẹ mang thai bị chấn thương vùng bụng, quan hệ tình dục không đúng cách…
- Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể.
- Thai phụ bị xuất huyết do nhau tiền đạo, tử cung dị dạng, viêm màng ối, vỡ ối…
- Những thai phụ sống trong môi trường ô nhiễm, làm việc trong tư thế đứng trên 6h/ngày, mang vác vật nặng, chịu sức ép công việc trong thời gian dài, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn; Nhóm bà mẹ tuổi vị thành niên và trên 35 có tỷ lệ sinh non cao hơn.
Nguy cơ với bé sinh non
- Suy hô hấp: Bé sinh non thường có biểu hiện tím tái, khó thở. Nếu không được các bác sĩ chăm sóc đặc biệt, bé có thể bị suy hô hấp nặng dẫn tới tử vong.
- Chứng xơ võng mạc: Nồng độ oxy trong máu cao làm cho võng mạc của bé bị giãn nở, thị giác của bé kém, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.
- Chứng bệnh xuất huyết: Bé sinh non có thể bị thiếu hụt tế bào máu và bị xuất huyết các cơ quan nội tạng như dạ dày, phổi, tiết niệu… Trường hợp nặng, bé có thể bị hôn mê, co giật…
- Bé bị nhiễm trùng: Do hệ miễn dịch yếu nên bé dễ bị nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não…
Ngoài ra, bé sinh non còn dễ mắc phải chứng vàng da, suy dinh dưỡng, chỉ số IQ thấp, chậm phát triển trí tuệ và thể chất…
Phòng tránh sinh non
- Người mẹ tránh lao động hoặc tập luyện quá sức. Nên nghỉ ngơi nhiều hơn nhất là những tuần cuối của thai kỳ.
- Thai phụ tuyệt đối tránh hút (hoặc hít phải khói) thuốc lá vì một số chất độc chứa trong khói thuốc lá có thể gây nên tình trạng sinh non. Nên tránh quan hệ tình dục trong những tuần cuối của thai kỳ.
- Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, những bà mẹ được bổ sung axit folic từ các loại rau có màu xanh sẫm sẽ thúc đẩy khả năng phân chia tế bào, giảm sinh non cũng như những khuyết tật về thần kinh của thai nhi.
- Nếu người mẹ bị sốt, chảy máu âm đạo, đau bụng… nên nhanh chóng đi khám. Ngoài ra, thai phụ cũng nên đi khám thai theo định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những bất thường.
Ngọc Huê
- Tìm hiểu về sảy thai (16:27:00 28/11/2008)
- Tìm hiểu sinh mổ (14:55:00 27/11/2008)
- Mua sắm vật dụng trước ngày sinh bé (15:44:00 26/11/2008)
- Tăng cường vai trò của người chồng (14:59:00 25/11/2008)
- Chuyện 'yêu' với bà bầu (14:55:00 24/11/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |