- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Phòng cảm cúm mẹ bầu mùa thu
Thời tiết chuyển mùa khiến mẹ bầu dễ mắc cảm cúm.
Dưới đây là 10 cách phòng cảm cúm hiệu quả cho mẹ bầu:
1. Tránh sờ tay lên mặt: Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu qua đường mắt, mũi và miệng. Bàn tay mẹ bầu là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cúm.
Khi mẹ bầu đưa tay lên mặt, vô tình, mẹ bầu đã giúp các loại virus này lại gần mũi, miệng và khiến chúng dễ có cơ hội gây bệnh cho cơ thể hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế ôm, bế và cho bàn tay các bé chạm vào mặt mình để đề phòng cúm.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng: Các loại virus gây cảm có khả năng lây lan và phát tán mạnh mẽ. Nếu mẹ bầu chạm tay vào điện thoại, bàn phím máy tính, nắm cửa… chứa virus thì nguy cơ mắc cúm là khá cao. Bởi vì các loại virus này có thể sống hàng giờ, thậm chí, cả ngày trên bàn tay con người. Vì vậy, mẹ bầu nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý chà xát các kẽ ngón tay trong vòng một vài phút và lau khô tay bằng khăn sạch.
3. Không dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho: Bởi vì thời điểm mẹ bầu hắt hơi hoặc ho, miệng và mũi của mẹ bầu ở cơ chế mở nên dễ bị lây nhiễm virus từ bàn tay nếu lấy tay che miệng.
Tốt nhất, mẹ bầu nên chuẩn bị một chiếc khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, mẹ bầu nên vứt chiếc khăn giấy ấy ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, mẹ bầu nên quay mặt về phía không có người khi cơn hắt hơi hoặc cơn ho chuẩn bị xuất hiện.
4. Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống tối thiểu 6-8 cốc nước mỗi ngày khi mang thai. Dấu hiệu đơn giản để nhận biết cơ thể thiếu nước hay không được phân biệt qua màu sắc của nước tiểu: Nếu nước tiểu có màu vàng trong, chứng tỏ mẹ bầu đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu sẫm màu, mẹ bầu cần bổ sung thêm nước uống. Nước có tác dụng “súc rửa” và thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp mẹ bầu phòng chống bệnh.
5. Bổ sung rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại cảm cúm cho mẹ bầu.
6. Ăn sữa chua: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, nhóm thai phụ mỗi ngày ăn một hộp sữa chứa ít chất béo sẽ giảm 25% nguy cơ mắc cúm. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua giúp tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể.
7. Tránh xa khói thuốc: Các thống kê về sức khỏe kết luận, khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm và các chứng bệnh về hô hấp khác cho thai phụ. Hơn nữa, khói thuốc lá còn là môi trường độc hại cho sự phát triển của thai nhi. Những chất hóa học được tìm thấy trong khói thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, làm khô đường hô hấp… và khiến virus cúm dễ xâm nhập vào cơ thể.
8. Nói không với đồ uống chứa cồn: Các loại đồ uống có cồn “tiêu diệt” sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách từ từ. Nó khiến cơ thể luôn trong tình trạng bị mất nước và gây suy giảm hệ miễn dịch.
9. Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa thu khô hanh khiến mẹ bầu ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm cúm ở thai phụ do virus gây cúm và các loại vi khuẩn độc hại khác có khả năng sống sót trong những căn phòng khô hoặc những nơi ẩm thấp trong nhà. Mẹ bầu nên duy trì hoạt động đi bộ ngoài trời để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cúm.
10. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng và sức khỏe. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành 30 phút thư giãn, không làm gì cả, cũng không suy nghĩ tới bất kỳ điều gì, khẽ nhắm mắt lại và trò chuyện yêu thương với em bé trong bụng.
Tác hại khi mẹ bầu bị cúm
Theo các nghiên cứu khoa học gần đây, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng do các virus cúm nói chung gây ra, dẫn đến mẹ bị sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và có thể làm cho thai bị hỏng, sảy thai.
Cũng theo báo cáo hằng năm của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ cho biết, có khoảng 14% bé bị tâm thần phân liệt ảnh hưởng từ việc mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai.
Điều trị
Khi mẹ bầu bị cảm cúm, điều quan trọng nhất là mẹ bầu không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng mức. Mẹ bầu không nên tự mua thuốc và chữa theo kiểu “kinh nghiệm dân gian”.
Trên thị trường hiện tại đang có bán một số loại cảm xuyên hương có ghi trên bao bì áp dụng cho thai phụ và sản phụ đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào chứng nhận và kiểm định điều này, vì vậy mẹ bầu không nên dùng các loại cảm xuyên hương khi bị cúm.
Việc đi khám thai đều đặn sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tất cả những dị tật bên trong và bên ngoài của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn cần thiết cho mẹ bầu.
Nếu chẳng may bị cúm trong thai kỳ (đặc biệt là những tháng đầu), mẹ bầu không nên tự ý quyết định phá thai mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Ngọc Huê
- Mẹ bầu nên kiêng thịt chó (15:15:00 15/09/2014)
- Tóc bị rụng khi mang thai (16:23:00 13/09/2014)
- 5 lưu ý làm đẹp, thư giãn ở spa (14:40:00 09/09/2014)
- Mắc gan nhiễm mỡ khi mang bầu (14:49:00 05/09/2014)
- Nhược cơ ở phụ nữ mang thai (15:56:00 04/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |