- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Khi mẹ bầu bị ngạt mũi
Ngạt mũi là dấu hiệu khá phổ biến trong thai kỳ. Khoảng 20% số thai phụ mắc chứng ngạt mũi tự nhiên (không phải do bị dị ứng hoặc mắc bệnh truyền nhiễm). Tình trạng này được gọi là chứng viêm mũi thai kỳ, có thể khởi phát ở nửa đầu quý II và kéo dài sau khi mẹ bầu sinh bé một vài tuần.
Nếu ngạt mũi đi kèm ho, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể ở mức độ nhẹ, sưng tuyến nước bọt và sốt thì có thể mẹ bầu bị cảm lạnh hoặc mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Nếu ngạt mũi, kèm theo hắt hơi, xuất hiện dấu hiệu ngứa ở mắt, mũi, họng thì có thể mẹ bầu bị dị ứng. Thời kỳ mang thai, khả năng mắc dị ứng ở phụ nữ thường cao hơn, đó có thể là kết quả của một tác nhân gây dị ứng mà mẹ bầu từng gặp phải trước đó hoặc đôi khi, là do những yếu tố hoàn toàn mới.
Dấu hiệu nên đi khám
Nếu chứng ngạt mũi khiến mẹ bầu không thể chịu nổi, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ thật kỹ các triệu chứng và đề nghị được dùng loại thuốc an toàn cho thai phụ. Nhìn chung, bác sĩ sẽ tránh chỉ định việc dùng thuốc trong quý I của thai kỳ; bởi vì, đây là thời điểm các cơ quan của thai được hình thành.
Có thể mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc thông mũi dạng xịt hoặc dạng nhỏ. Mẹ bầu nên tránh dùng thuốc quá liều hoặc quá lâu; bởi vì, thuốc xịt (nhỏ) mũi có thể gây viêm mũi và khiến mũi bị tắc trầm trọng hơn.
|
Cách chăm sóc bản thân
Nên uống đủ nước mỗi ngày và kê đầu trên một chiếc gối có độ cao vừa phải khi mẹ bầu ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý những điểm sau:
- Tắm nước ấm, dưới vòi hoa sen; tiếp đến, mẹ bầu đưa một chiếc khăn mặt (được nhúng nước ấm) đối diện với mặt và tập thở. Hơi nước ấm có tác dụng giảm thiểu cảm giác tắc mũi và khiến mẹ bầu dễ chịu hơn.
- Có thể nhỏ mũi bằng dung dịch chứa muối loãng, giúp các mạch máu trong khoang mũi lưu thông dễ dàng.
- Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên dùng một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là khi mẹ bầu ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý vệ sinh phòng ngủ và giường chiếu luôn được sạch sẽ.
- Tránh những nguyên nhân tiềm tàng không có lợi cho sức khỏe như khói thuốc lá, rượu và sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Mẹ bầu cũng nên tránh luyện tập hoặc đi dạo trong môi trường đầy khói bụi, ô nhiễm.
Lưu ý dùng nước nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi dạng dung dịch nước muối sinh lý (natri clorid – NaCl 0,9%) hay được dùng cho mẹ bầu và cả bé sơ sinh. Loại thuốc nhỏ mũi này có thể dùng cho mẹ bầu thường xuyên.
Các loại thuốc nhỏ mũi không nên tự ý dùng: Mẹ bầu không nên tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có tính chất làm co mạch, chống xung huyết tại niêm mạc mũi. Khi dùng thuốc nhỏ mũi có chứa dược chất có tác dụng cường giao cảm thần kinh (hay trực giao cảm thần kinh) như naphazolin (biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05 %), oxymetazolin, xylometazolin… làm cho co mạch và giảm sung huyết ở niêm mạc mũi, có thể gây co mạch toàn thân, co mạch ở cả tim, gan, thận rất nguy hiểm cho mẹ bầu.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Phòng viêm, đau họng mùa thu (12:55:00 20/09/2014)
- Mẹ 102kg sinh con nặng 6,5kg ở Quảng Nam (19:48:00 19/09/2014)
- Viêm phế quản ở bà bầu (10:00:00 19/09/2014)
- 9 dấu hiệu báo chuyển dạ đã cận kề (14:23:00 17/09/2014)
- Phòng hen suyễn mùa thu (16:12:00 15/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |