- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Phòng hen suyễn mùa thu
Không khí khô, kèm sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm lớn của mùa thu dễ làm mẹ bầu bùng phát cơn hen suyễn.
Hen suyễn ảnh hưởng đến thai kỳ theo nhiều cách khác nhau. Khoảng 1/3 phụ nữ có tiền sử hen suyễn, khi mang thai sẽ khiến bệnh nặng hơn (trong khi đó, 1/3 hen suyễn nhẹ đi, 1/3 còn lại thì triệu chứng bệnh không có gì thay đổi).
Lời khuyên cho mẹ bầu bị hen
Nếu mẹ bầu bị hen suyễn và đang dùng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ của mẹ bầu về tình trạng sức khỏe (một số thuốc chữa suyễn có thể ảnh hưởng đến bào thai, nhất là trong 3 tháng đầu tiên).
Còn nhìn chung, hầu hết các loại thuốc chữa hen suyễn được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai (gồm cả Ventolin và Becotide); do đó, nhiều phụ nữ mang thai vẫn được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chữa suyễn bình thường như trước đây.
Tuy nhiên, khi mẹ bầu có ý định mang thai, mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn để điều chỉnh thuốc cũng như liều lượng thuốc. Nếu chứng suyễn giảm trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ cần giảm liều thuốc nhưng phải dưới sự giám sát của bác sĩ.
Nghiên cứu cho thấy, bệnh suyễn – nếu được kiểm soát tốt trong thời gian mang thai sẽ làm giảm các biến chứng cho cả mẹ và bé. Xa hơn, mẹ bầu vẫn được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ trong khi dùng thuốc chữa hen suyễn nhưng mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước đã.
Để điều trị tốt cơn hen, mẹ cầu cần tránh xa kích thích gây hen; được bác sĩ điều trị cho từng trường hợp cụ thể…
Các yếu tố có thể bùng phát cơn hen gồm: Khói thuốc lá, khói thuốc lào; Lông súc vật (chó, mèo); Phấn hoa; Khói bếp, đặc biệt là khói bếp than; Các loại nước xịt có mùi hắc (bao gồm cả nước hoa, thuốc xịt diệt côn trùng)…
- Mẹ bầu cần tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng như: cua biển, tôm, các hải sản lạ.
- Mẹ bầu luôn giữ cho không khí trong nhà thoáng, khô…
- Mẹ bầu nên nói “không” với khói thuốc lá: Khói thuốc không chỉ làm tăng cơn hen ở mẹ mà còn làm tăng tỷ lệ sinh non, thai lưu. Nếu người mẹ hút thuốc thì bé có nguy cơ mắc hen và viêm đường hô hấp cao hơn những bé khác.
- Phế dung kế (máy đo chức năng hô hấp): Bằng cách đo hoạt động của phổi, bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi trong sức khỏe của mẹ. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp như thay đổi thuốc, thay đổi liệu trình điều trị để khống chế cơn hen.
Thuốc dành cho thai phụ
Những loại thuốc chữa hen suyễn được kiểm nghiệm là an toàn với cả mẹ và bé phải được tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên môn, chẳng hạn thuốc Ventolin và Brycanyl.
Những loại thuốc khác như Atrovent, Intal Forte, Becotide, Tiladem, Becloforte… dạng viên cũng được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho thai phụ. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa những loại thuốc này với nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở bé.
Các loại thuốc khác như Brodencon, Nuekin và Theodur hiện không được dùng để kiềm chế bệnh hen. Nhưng nếu được bác sĩ chỉ định thì nồng độ thuốc trong máu phải được bác sĩ thường xuyên kiểm tra.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ phải được chỉ định trực tiếp của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc.
Quá trình sinh nở
Thuốc chữa hen không làm chậm (hoặc kéo dài) thời gian chuyển dạ. Nếu thai phụ mắc suyễn nhưng được kiểm soát tốt thì thai phụ cũng có thể được bác sĩ chỉ định thuốc giảm đau khi chuyển dạ như những người mẹ bình thường khác. Lên cơn hen trong quá trình sinh nở rất hiếm khi xảy ra.
Biến chứng
Hen suyễn có thể gây một số biến chứng như tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, sinh con nhẹ cân…
Khi mẹ bầu lên cơn hen thì rất nguy hiểm vì nó có thể gây thiếu oxy cho bào thai. Bởi vậy, mẹ bầu mắc hen cần được khám và điều trị cũng như kiểm soát tốt cơn hen.
Ngọc Huê
- Phòng cảm cúm mẹ bầu mùa thu (16:04:00 15/09/2014)
- Mẹ bầu nên kiêng thịt chó (15:15:00 15/09/2014)
- Tóc bị rụng khi mang thai (16:23:00 13/09/2014)
- 5 lưu ý làm đẹp, thư giãn ở spa (14:40:00 09/09/2014)
- Mắc gan nhiễm mỡ khi mang bầu (14:49:00 05/09/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |