- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Dấu hiệu bé bị bệnh máu khó đông
'Con trai tôi 3 tuổi. Cháu hay bị những mảng bầm tím dưới da, nhất là mỗi lần cháu chạy nhảy bị ngã, thỉnh thoảng cháu còn bị chảy máu cam. Vừa qua, không may cháu bị ngã, chảy rất nhiều máu. Khi đưa cháu đi viện cấp cứu phải truyền máu mới biết cháu bị bệnh máu khó đông thể A. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân của bệnh này?' - Lê Hải Hà (Nghệ An).
>> Tìm hiểu bệnh Thalassemia ở bé
Bác sĩ Thanh Xuân tư vấn:
Máu khó đông (hay là bệnh Hemophilie A) thường gặp ở bé trai từ 3 tuổi trở lên. Đây là hiện tượng rối loạn quá trình đông máu có tính di truyền. Do rối loạn đông máu nội sinh, bé xuất hiện tình trạng hay chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời thì rất dễ tử vong.
Dấu hiệu bị bệnh là bệnh nhân xuất hiện nhiều vết bầm tím hoặc những mảng bầm tím lớn, chảy máu cam, khó cầm máu; chảy máu khó cầm khi cắn phải môi hoặc khi đánh răng; đau và sưng phù các khớp xương; tiểu ra máu.
Mỗi yếu tố gây đông máu khác nhau sẽ sinh ra các thể bệnh khác nhau như Hemophilie A, B, C. Bệnh Hemophilie A là thể hay gặp nhất (khoảng 80%), do thiếu yếu tố VIII (có nhiệm vụ phối hợp với tiểu cầu và tổ chức dưới nội mạc tạo thành yếu tố kết dính - nếu không có sự kết dính này thì thời gian chảy máu sẽ kéo dài).
Việc điều trị chủ yếu dựa vào phương pháp truyền máu và huyết tương để bù đắp sự thiếu hụt yếu tố VIII. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin để giảm đau vì dược liệu này sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết. Một điều cần lưu ý là vì phải truyền máu và huyết tương nhiều lần, nên bệnh nhi dễ mắc bệnh tan huyết cấp do bất đồng nhóm máu... Vì vậy, cần theo dõi bé sát sao để phòng ngừa các chứng bệnh này.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Phát hiện thị lực của bé có vấn đề (09:18:00 18/12/2012)
- Bé trai tử vong vì nuốt đinh vít (11:36:00 16/12/2012)
- Hai chất giúp bé phát triển hệ khung xương (09:05:00 14/12/2012)
- Khi bé rối loạn tiêu hóa dài ngày (21:45:00 12/12/2012)
- Chăm bé sơ sinh mùa đông (09:10:00 12/12/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |