- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Trình tự mọc răng sữa
Bé bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh.
>> Vai trò, lịch mọc răng sữa
Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, khi đó bé đã được khoảng 3 tuổi. Thông thường thì bé bắt đầu mọc răng khi được khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé mọc răng lúc mới 4 tháng tuổi và đến 1 tuổi đã mọc đầy đủ bộ răng sữa. Hoặc có bé không mọc một chiếc răng nào mãi cho đến khi được 2 tuổi. Các răng khác sẽ tiếp tục mọc lên theo đúng trình tự. Nếu lợi (nướu) của bé dày hơn các bạn cùng tuổi thì răng sẽ khó mọc hơn, nhưng cũng không cần phải lo lắng gì cả, vì cuối cùng răng cũng sẽ mọc.
Những triệu chứng thường gặp khi mọc răng
Bé có thể biểu hiện đủ thứ triệu chứng khi mọc răng. Có những biểu hiện dễ dàng nhận ra là do răng đang mọc, nhưng có những triệu chứng dường như chẳng có gì liên quan đến mọc răng.
Răng của bé bắt đầu mọc từ 6 tháng cho đến khi 3 tuổi. Đấy là bộ răng sữa. Khoảng thời gian này, các bậc phụ huynh rất vất vả vì ngoài một số ít bé không gặp phiền phức gì nhiều khi mọc răng thì đa số bé bị đau đớn và khó chịu.
Răng của bé dễ bị sâu hơn răng người lớn và dễ bị chấn thương hơn do chạy nhảy, đùa nghịch, vì vậy cần phải được quan tâm, chăm sóc chu đáo.
Nếu bé được giáo dục tốt về ý thức giữ gìn sức khoẻ răng miệng ngay từ khi còn nhỏ thì điều đó sẽ trở thành thói quen tự nhiên khi lớn lên.
Đầu tiên, phần lợi bên trên răng sắp mọc sẽ bị sưng đỏ lên, ở một số bé có thể lợi còn bị chảy máu một chút. Thỉnh thoảng, một bên má hoặc cả hai bên má của bé có thể bị ửng đỏ và hơi nóng, bé hay quấy khóc. Một vài triệu chứng khác cũng hay gặp là đi phân lỏng, nổi rôm sảy, có thể sốt nhẹ và sổ mũi.
Cha mẹ cần phải nắm được tiến trình mọc răng của bé, nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng của mọc răng để giúp cho bé bớt khó chịu ngay từ đầu.
Khi bé mọc răng không chỉ có các bậc phụ huynh đau đầu vì bé hay quấy khóc, cáu bẳn, mà bản thân bé cũng thật sự rất khó chịu. Ngoài cảm giác đau, bé còn phải chịu đựng một số triệu chứng khác khiến bé cảm thấy trong người rất khó ở.
Dùng thuốc cho bé mọc răng: Thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau và an toàn khi dùng cho bé. Sử dụng paracetamol đúng liều lượng với tuổi và cân nặng sẽ giúp bé vượt qua giai đoạn khó chịu này dễ dàng hơn, đặc biệt là buổi tối nhờ bớt đau, bé và cả cha mẹ sẽ được ngủ ngon. Dược sĩ hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn liều dùng thích hợp với bé. Ngoài ra, một vài loại thuốc khác tương tự cũng có bán rộng rãi tại các cửa hàng và hiệu thuốc.
Những điều cần lưu ý khi bé mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng, bé bị “ngứa” răng và lợi nên muốn cắn và nhai vật gì đó cho đỡ khó chịu. Vì vậy, bố mẹ nên tìm mua cho bé những vật để cắn an toàn, ví dụ như vòng cắn nhựa hay những cục cắn nhựa kích thước lớn có hình quả táo chẳng hạn. Bố mẹ có thể cho bé gặm những mẩu bánh mì nướng khô hay bánh quy cũng được, miễn là bất cứ vật gì đưa cho bé cắn thì phải an toàn và phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài ra còn có một số loại gel và bột mọc răng được bán trong các hiệu thuốc và siêu thị lớn. Bạn nên cho bé dùng thử vài loại và chọn ra loại mà bé thấy dễ chịu nhất. Cách làm đơn giản là bạn chỉ việc bôi một ít bột (hoặc gel) vào đầu ngón tay và chà nhẹ lên lợi của bé.
Một điều nữa là có thể bé sẽ trở nên lười ăn nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì tình trạng này chỉ kéo dài trong 1-2 ngày đầu. Khi răng đã mọc lên được rồi thì bé sẽ ăn lại như bình thường. Những ngày này, bạn chỉ cần cho bé uống nhiều nước, cho ăn cháo nghiền hoặc thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, hấp thu.
Theo Bác sĩ Phan Kế Bính
Sức Khỏe & Đời Sống
- Trì hoãn dậy thì sớm ở bé (08:20:00 29/06/2012)
- Lưu ý khi bé học bơi (08:52:00 28/06/2012)
- Tắm nước dừa không làm trắng da (15:05:00 27/06/2012)
- Bé 5 tuổi uống nhầm dầu xoa bóp (09:12:00 27/06/2012)
- Pha sữa với nước cơm làm mất vitamin A (09:23:00 26/06/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |