- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Bé 4 tuổi hôn mê sâu do nuốt hạt cườm
Ngày 13/5, bác sĩ Đinh Tấn Phương (Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM) cho biết, bệnh viện này đang điều trị cho bé trai Công Minh Tiến (4 tuổi, Đồng Nai) bị hôn mê sâu do nuốt hạt cườm.
Ngay khi phát hiện, người nhà đưa bé đến bệnh viện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) để cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ đã can thiệp, truyền dịch, đặt nội khí quản và chuyển sang bệnh viện Nhi tỉnh Đồng Nai. Ngay sau đó, bệnh nhi được chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 1.
Bác sĩ Phương cho hay, khi nhập viện, dù bệnh nhi trong tình trạng chi ấm, mạch rõ nhưng lại hôn mê, phản xạ rất yếu ớt. Sau khi gắp dị vật là một hạt cườm bằng nhựa, đường kính cỡ 5-6mm nằm ở phế quản bên phải, cháu Tiến vẫn hôn mê. Các bác sĩ tiên lượng, khả năng phục hồi não của bệnh nhi khá thấp.
Cách phòng và sơ cứu
Các bác sĩ khuyến cáo, để bé không bị hóc dị vật đường thở, cha mẹ không nên cho bé chơi những đồ vật quá nhỏ (thậm chí không được đánh khiến bé khóc khi ăn, khi uống thuốc). Vì lúc bé khóc, phản xạ hầu họng mở ra; thức ăn, nước uống dễ rơi vào đường thở.
Nếu thấy bé đang chơi, đột ngột bị sặc sụa, tím tái, khó thở thì trước tiên phải nghĩ ngay đến hóc dị vật. Lúc này, kỹ năng sơ cứu vỗ lưng, ấn ngực tại nhà rất quan trọng, vì mục đích của biện pháp vỗ lưng ấn ngực nhằm làm tăng áp lực trong lồng ngực đột ngột để đẩy dị vật ra khỏi khí quản, phế quản. Phụ huynh nên cho bé nằm sấp (đặt đầu thấp hơn, cho bé nằm trên cánh tay mẹ), rồi dùng bàn tay phải vỗ lưng năm lần nhanh và mạnh vào vùng giữa hai xương bả vai cho bé. Sau đó, lật bé nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, nếu thấy bé hồng hào, hết khó thở thì dừng lại.
Nếu bé còn khó thở thì dùng hai ngón (ngón trỏ và ngón giữa) ấn lên ngực năm lần. Nếu sau khi sơ cứu, bé vẫn chưa tỉnh, phụ huynh tiếp tục làm các thủ thuật trên 6-10 lần. Nếu bé ngưng thở, bắt buộc phải hà hơi thổi ngạt. Song song với sơ cứu, nên chuyển bé đến cơ sở y tế gần nhất.
* Tên bệnh nhi đã đổi.
Theo Thanh Khê
Phunuonline
- Nứt kẽ hậu môn ở bé (09:04:00 22/05/2012)
- Sặc thức ăn ở nhà giữ trẻ, bé 1 tuổi tử vong (00:06:00 21/05/2012)
- Thuốc tiêu độc cũng gây độc (10:10:00 20/05/2012)
- 5 học sinh chết đuối dưới mương (00:16:00 19/05/2012)
- Thực phẩm 'đánh bay' rôm sảy (08:37:00 18/05/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |