- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Rối loạn tiêu hóa vì đồ ăn hâm nóng
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi, bệnh viên Bạch Mai) cảnh báo, thời gian gần đây, khá nhiều bé bị rối loạn tiêu hóa đến viện khám, khai thác thông tin thì thủ phạm là do gia đình thường hâm thức ăn của bé bằng lò vi sóng.
>> Hâm nóng đồ ăn dặm hợp lý
Mới đây, bé Nguyễn Hà Anh (8 tháng tuổi, Văn Khê, Hà Nội) được đưa tới viện khám trong tình trạng đi ngoài "xì xẹt" gần 25 ngày, uống đủ loại men tiêu hóa, nước lá ổi, cỏ sữa… đều không khỏi. Khai thác kỹ thói quen ăn uống, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân là do hâm nóng bữa ăn hằng ngày của bé bằng lò vi sóng. Chị Dung (mẹ bé) bày tỏ: “Nhưng khổ nỗi, bé lười ăn, hay ngậm, nên cứ ăn được chừng nửa lại cất vào tủ lạnh, chừng 30 phút sau lại cho vi sóng ăn tiếp. Hâm nóng thế, làm sao mà đồ ăn lại bị ảnh hưởng khiến bé đau bụng được? Trước đây, khi nuôi con đầu, tôi cũng thường nấu cháo sẵn nhưng chưa có lò vi sóng, đều hâm lại đồ ăn cho con mỗi bữa vẫn ổn".
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, thói quen của đại đa số người dân Việt khi lấy thức ăn chín trong tủ lạnh ra ăn đều hâm nóng lại. Trong khi theo quy tắc, những đồ ăn này cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm từ thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh.
“Trước đây, các ca ngộ độc thực phẩm gặp nhiều do chỉ hâm nóng thức ăn trên bếp. Còn gần đây, lại gặp nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm vì sử dụng lò vi sóng. Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng khó đảm bảo đủ nhiệt độ tiêu diệt vi trùng nếu không sử dụng nhiệt độ phù hợp với từng loại thức ăn. Khi thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn” - TS. Dũng nói. Vậy nên, thói quen hâm nóng thức ăn (bằng bếp gas hay lò vi sóng) đều rất nguy hiểm, gây nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, TS Dũng cũng khuyên không nên đun nấu lại nhiều lần thức ăn cho bé bởi như thế sẽ làm bát cháo mất dinh dưỡng. Lúc này, bát cháo dù có thịt, rau tưởng là đủ chất nhưng lại mất nhiều vitamin. Vì thế, với đồ ăn của bé, tốt nhất bữa nào chế biến bữa đó, nấu chín, để ấm rồi cho bé ăn ngay. Đồ ăn của bé khi bảo quản trong tủ lạnh cũng cần thực hiện đúng hướng dẫn, ở nhiệt độ phù hợp để bảo đảm đồ ăn luôn tươi ngon và mỗi lần lấy ra dùng thì cần phải đảm bảo nguyên tắc đun sôi lại thật kỹ trước khi ăn.
* Tên bé đã được đổi.
Theo Hồng Hải
Dân Trí
- Trời lạnh, nhiều bé nhiễm khuẩn ruột cấp (09:46:00 06/01/2012)
- Bé 6 tháng chấn thương sọ não vì ngã võng (08:28:00 05/01/2012)
- Thời điểm tiêm văcxin viêm gan B cho bé (08:58:00 04/01/2012)
- Mẹ sơ ý, con bị bỏng nước tắm (17:28:00 01/01/2012)
- Phình đại tràng bẩm sinh ở bé (10:37:00 30/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |