- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chậm nói, bạo lực, chán ăn... vì tivi
Đơn vị tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) hàng ngày vẫn luôn tiếp nhận những bé được cha mẹ đưa đến khám vì chậm nói, tự kỷ, chán ăn, hiếu động, kém tập trung và khó khăn học tập. Những bé này đều đã tiếp cận với truyền hình hoặc video từ rất sớm, thậm chí từ khi lọt lòng mẹ.
Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ, bé dưới hai tuổi không nên xem truyền hình và bé trên hai tuổi chỉ nên xem truyền hình không quá 1–2 tiếng/ngày. |
Lợi, hại từ xem truyền hình
Một số nghiên cứu cho thấy, bé xem truyền hình điều độ có thể là điều tốt. Bé ở lứa tuổi mẫu giáo có thể học đánh vần, bé ở lứa tuổi tiểu học có thể học về thế giới tự nhiên và biết được tin tức thời sự cùng cha mẹ. Không ai phủ nhận truyền hình có thể là nhà giáo dục và giải trí tuyệt vời.
Thế nhưng, truyền hình cũng có những tác hại nếu bé sa đà thái quá:
Béo phì: bé xem truyền hình nhiều hơn 4 tiếng/ngày có nguy cơ thừa cân vì ngồi thụ động và ăn nhiều thức ăn không lành mạnh được quảng cáo trên truyền hình.
Bạo lực: bé xem các hành động bạo lực sẽ có hành vi hung hăng, và nếu lo sợ những điều xấu trên thế giới sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý. Bé có thể hiểu lầm những hành vi đấm đá giúp phát triển nhân cách tốt. Bé không phân biệt được điều tốt và điều xấu, ảo và thật. Bé có thể có ác mộng, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.
Hành vi nguy cơ: bé có thể bắt chước hút thuốc lá, uống rượu, dùng ma tuý. Các hành vi kích dục như trong phim ảnh có thể đưa đến các quan hệ tình dục sớm và có thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi vị thành niên. Thống kê cho thấy, bé xem truyền hình từ 5 tiếng/ngày trở lên có khuynh hướng hút thuốc lá nhiều hơn bé xem 2 tiếng/ngày.
Kém tập trung: theo các nhà nghiên cứu, trong số các bé 3 tuổi xem truyền hình trong 2 tiếng/ngày thì 20% sẽ có vấn đề kém tập trung lúc bảy tuổi so với các bé không xem truyền hình. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi mẫu giáo nếu bé được xem các chương trình giáo dục có chất lượng, thì sẽ học giỏi môn tập đọc và làm toán sau này.
Để truyền hình có ích với bé
Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ đã có khuyến cáo bé dưới hai tuổi không nên xem truyền hình và bé trên hai tuổi chỉ nên xem truyền hình không quá 1 đến 2 tiếng/ngày. Để việc xem truyền hình có ích cho bé, phụ huynh nên lưu ý chọn các chương trình có tính giáo dục, không bạo lực và kích dục. Phụ huynh nên cùng xem để giải thích và bình luận những điểm mạnh, yếu của các nhân vật trong chương trình.
Ngoài thời gian xem truyền hình, phụ huynh nên khuyến khích bé đọc sách, khám phá môi trường tự nhiên, chơi thể thao, nghe nhạc, hội hoạ... để phát huy tính sáng tạo và trí tưởng tượng, đồng thời cũng giúp bé giảm nhu cầu xem truyền hình quá nhiều khi có thời gian rảnh. Phụ huynh cũng nên dành thời gian trò chuyện và lắng nghe cảm xúc của bé.
BS. Phạm Ngọc Thanh, Trưởng đơn vị tâm lý, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM (Sài Gòn Tiếp Thị)
- Ngăn ngừa dị vật đường thở và đường ăn (09:55:00 25/03/2011)
- Dùng nhiệt kế đúng cách (10:36:00 24/03/2011)
- Thời điểm bé lớn nhanh nhất (09:05:00 23/03/2011)
- Không nên sử dụng bình sữa bằng nhựa PC (09:49:00 22/03/2011)
- 9 tháng chưa mọc chiếc răng nào (09:34:00 22/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |