- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
TPHCM: Bệnh tay chân miệng gây nhiều biến chứng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết, khoa đang điều trị cho 37 bé, trong đó có một cháu phải thở máy, một số bé khác do biến chứng của tay chân miệng gây co giật phải được theo dõi chặt chẽ.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số bé nằm viện điều trị mỗi ngày dao động từ 20 đến 30 cháu. Khoảng 10% trường hợp bị biến chứng thần kinh. Hầu hết bệnh nhi bệnh nặng là do nhập viện khi tình hình đã nghiêm trọng. Phần lớn bệnh nhi đều dưới 5 tuổi.
Bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại BV Nhi Đồng 1. |
Điều tra dịch tễ của các trung tâm Y tế dự phòng quận huyện trong những ngày qua cho thấy, các ổ tay chân miệng đã lần lượt xuất hiện tại một số trường mầm non ở quận 8, quận Tân Bình. Triệu chứng ban đầu là nóng sốt, sau đó tay, chân hoặc miệng có nổi bong nước nhỏ. Các bé mắc bệnh sau đó lây lan cho những bạn khác trong cùng lớp.
Cũng theo thống kê từ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, từ đầu năm đến nay, đã có 3 cháu bị tử vong vì bệnh tay chân miệng. Trường hợp gần nhất qua đời cách đây khoảng 10 ngày biến chứng viêm màng não.
Theo bác sĩ Khanh, bệnh xảy ra nhiều nhất ở bé dưới 5 tuổi và thường gây biến chứng ở bé dưới 2 tuổi, biểu hiện ban đầu của bệnh tay chân miệng là sốt, sau đó nổi bong nước ở mông, gối, lòng bàn tay, lòng bàn chân và trong trong miệng.
Bác sĩ Khanh cũng cho biết, nếu trước đây, bé mắc bệnh phần lớn tự khỏi, thì hiện nay, trường hợp biến chứng ngày càng nhiều. Nguyên nhân có thể do tuýp virus entero 71 xuất hiện nhiều hơn các tuýp virus lành tính.
“Việc cần thiết nhất là phòng bệnh và đưa bé đi điều trị khi thấy có dấu hiệu bất thường. Cụ thể là ngoài việc sốt, nổi bong nước mà thấy bé có biểu hiện trên kèm lờ đờ, gồng cứng, mắt trợn ngược, khóc quấy liên tục, thì phải đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám” - bác sĩ Khanh nói.
Theo VnExpress
- An toàn cho bé trong dinh dưỡng (10:06:00 31/03/2011)
- Chăm sóc bé bị tim bẩm sinh (09:44:00 30/03/2011)
- Sơ cứu đúng khi bé bị bỏng (08:20:00 29/03/2011)
- Chậm nói, bạo lực, chán ăn... vì tivi (09:11:00 28/03/2011)
- Ngăn ngừa dị vật đường thở và đường ăn (09:55:00 25/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |