- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
2 tháng mẹ đã cho uống nước cam
'Xin bác sĩ cho biết, nghe nói bé còn đang bú mẹ thì không được uống bất cứ loại nước quả nào. Tuy nhiên, bé nhà tôi khi hai tháng tuổi bị táo bón nên tôi cho bé uống nước cam tươi hai lần thì hết bón, vậy dạ dày của bé có bị ảnh hưởng gì hay chưa? Nếu có thì khắc phục bằng cách nào?
Khi được một tháng, đi khám bác sĩ nói bé bị viêm hô hấp cấp và cho uống thuốc Cemax. Nhưng từ đó đến nay, buổi sáng và tối, mũi bé cứ bị khò khè, tôi có ngoáy mũi để bé hắt xì nhưng không có nước mũi, bé thở vẫn bình thường, không thấy rít. Hàng ngày, tôi vẫn nhỏ nước mũi sinh lý cho bé từ 4- 5 lần. Như vậy có cần đưa bé đi khám hay không ạ?'.
Trả lời
Trước tiên, bạn cần lưu ý số lần tiêu phân của bé thường thay đổi theo lứa tuổi và theo chế độ ăn. Trung bình, bé bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng đi tiêu 3 lần/ngày hoặc có thể đi tiêu hơn 10 lần/ngày, hoặc ngược lại hơn một tuần mới đi tiêu một lần thì không gọi là táo bón nếu phân mềm và bé vẫn bú, ngủ tốt.
Chỉ nên cho bé uống nước quả khi bé trên 6 tháng tuổi như nước cam do chứa nhiều đường và chất axit chua có thể khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Vì vậy, có thể bé hết bón sau 2 lần uống nước cam tươi. Nhưng nếu tiếp tục cho bé uống tiếp, có khả năng bé thật sự hết bón vì… sẽ bị tiêu chảy.
Bé còn nhỏ nên rất dễ bị nghẹt mũi. Bên cạnh đó, do các cháu thở bằng mũi là chính nên khi nghẹt mũi các cháu thường thở “khụt khịt” khiến rất nhiều người nhầm lẫn với tiếng thở khò khè – dấu hiệu của một bệnh lý quan trọng khác. Để làm thông thoáng mũi của bé, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi, không nên dùng cách ngoáy mũi sẽ dễ làm tổn thương niêm mạc mũi của bé.
Nếu bé vẫn bình thường, bú tốt, ngủ ngoan, không khó thở và không có dấu hiệu đáng ngại nào thì không nhất thiết phải cho cháu đi khám bệnh.
Theo Phunuonline
- Bé đột nhiên nói ngọng (09:13:00 25/02/2011)
- Đề phòng bé nổi hạch ở cổ (09:39:00 24/02/2011)
- Bé thiếu men chuyển hóa đạm và axit hữu cơ (09:56:00 23/02/2011)
- Tai nạn do mẹ vô ý (08:27:00 22/02/2011)
- Bệnh chốc ở bé (13:15:00 20/02/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |