- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Chuẩn bị tâm lý cho bé vào lớp 1
Lớp một được xem là bước ngoặt trong cuộc đời của bé. Nếu như ở mẫu giáo, hoạt động chủ yếu là vui chơi, thì khi lên tiểu học, việc học là chính.
Quá trình chuyển đổi hoạt động sẽ gây cho bé rất nhiều khó khăn, nhất là về mặt tâm lý. Nếu như việc học tập diễn ra tốt đẹp thì kéo theo sự phát triển tâm lý của bé cũng đúng hướng, thuận lợi. Vì vậy, hiểu được sự chuyển biến tâm lý của bé ở giai đoạn này là rất quan trọng, sẽ giúp bé dễ thích nghi với môi trường mới, tiếp thu sự giáo dục dễ dàng.
Những rào cản tâm lý với bé
Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, bé chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp.
Đặc biệt, bé ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích. Thậm chí, nếu người lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở bé còn cao, trong khi đó việc học lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo và tập trung.
Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Mặt khác, khi đi học lớp 1, bé tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mới đối với gia đình. Đây là những rào cản lớn với bé.
Phụ huynh quan tâm đến con sẽ nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các em như: không thích đi học hay đi học muộn (kể cả bố mẹ chở đến trường, các em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp); nói chuyện riêng khi cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích môn nào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không dám nói với bố mẹ về điểm kém và việc phạm khuyết điểm của mình ở trường.
Ngoài quần áo, đồ dùng học tập..., việc tạo cho bé một tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội. |
Những nguyên nhân khiến bé chưa thích nghi
Bé gặp khó khăn tâm lý phần nhiều do gia đình thờ ơ, không quan tâm hoặc quá quan tâm đến bé, làm cho các em bối rối khi bước vào và làm quen với môi trường học mới.
Không ít phụ huynh khó hình dung được rằng bước sang một môi trường học tập mới, bé hoàn toàn lạ lẫm, các em chưa được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học, chưa tìm thấy hứng thú trong học tập, những điều mới lạ trong những bài học còn trừu tượng chưa kích thích được tính tự giác, tích cực của bé. Vì thế, bé chưa hình thành được cách thức học tập khoa học và hiệu quả.
Có những bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng cho con ăn uống, may sắm áo quần và sách vở là đủ. Trong khi đó, điều bé cần là cha mẹ chỉ dẫn các em hiểu rõ nội quy học tập cần phải làm gì? Làm như thế nào? Làm để được cái gì?
Ở thời điểm này, điểm số còn quá chung chung đối với bé. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại yêu cầu bé hàng tuần, hàng tháng phải có một số điểm 10 nhất định, làm cho bé chỉ biết “chạy” theo điểm, để được cha mẹ khen thưởng.
Một nguyên nhân khác là cách dạy của giáo viên chưa phù hợp, khiến các em ngỡ ngàng, khó làm quen trước việc dạy của giáo viên mới (không giống như ở mẫu giáo). Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi công việc của bé, nhưng chưa động viên, khuyến khích kịp thời, làm cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh luôn có khoảng cách, các em khó gần gũi với giáo viên.
Cách giúp bé vượt qua bước ngoặt lớp 1
Chia sẻ cùng bé. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho bé, ngoài quần áo, đồ dùng học tập... thì việc tạo cho bé một tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng.
Hãy nói với bé biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tập mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để bé tập làm quen ngay ở nhà. Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho bé làm quen với môi trường học tập mới trong dịp hè, như cho bé đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổi hơn, tập thói quen chấp hành nội quy...
Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho bé tâm lý thoải mái trong khi học tập.
Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách bé, động viên các em trong suốt quá trình học tập... là con đường ngắn nhất để cùng bé khắc phục những khó khăn tâm lý ở những ngày đầu khi bước vào lớp 1.
Nguyễn Văn Công, Giảng viên tâm lý học, Trường Đại học sĩ quan Lục quân 2 (VnExpress)
- Đề phòng sốt virus mùa hè (08:13:00 09/06/2010)
- Ngộ độc do ăn trứng cóc (08:13:00 08/06/2010)
- Để bé hết ho (09:03:00 07/06/2010)
- Thiếu vi chất dinh dưỡng ở bé (10:03:00 04/06/2010)
- Ngộ độc vì dùng paracetamol quá liều (10:29:00 03/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |