- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Những bất thường vùng kín ở bé gái
Một người mẹ hoảng hồn khi thấy con gái 3 tuổi bị chảy máu ở bộ phận sinh dục. Cô nghĩ con mắc bệnh hiểm nghèo hay bị lạm dụng. Nhưng khi bác sĩ chuyên khoa khám thì phát hiện bé chỉ có một polip nhỏ ở lỗ tiểu và xử lý rất đơn giản.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Thủy (khoa Phẫu thuật Nhi, bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) cho biết, đa số các dị tật ở vùng kín của bé gái đều không khó chữa, nhưng có những bệnh, nếu không được điều trị hoặc chữa muộn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống và cả khả năng sinh sản cũng như đời sống tình dục của bé khi trưởng thành. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ giúp các bà mẹ sớm phát hiện được bệnh ở vùng kín của con gái và đưa các bé đi khám, điều trị kịp thời.
Ảnh minh họa. |
Hai 'môi nhỏ' dính nhau
Hai "môi nhỏ" là phần bọc phía trên của âm vật. Khi bị dính vào nhau, "môi nhỏ" sẽ che kín lỗ âm đạo và lỗ tiểu của các bé.
Ở trường hợp này, nếu không quan sát kỹ người lớn sẽ khó phát hiện bởi bé không có biểu hiện gì bất thường. Các bé vẫn có thể tiểu tiện vì tuy dính nhau nhưng hai môi vẫn có hở một lỗ nhỏ, tuy nhiên, nước tiểu không thành dòng như bình thường mà có thể chẽ ra các tia.
Đây không phải là một bệnh bẩm sinh mà thường do các viêm nhiễm tại chỗ gây nên, có thể vì mẹ không vệ sinh đúng cách cho bé hoặc bé bị đóng bỉm quá lâu mà không được thay, rửa. Khi "môi nhỏ" bị dính vào nhau thì việc vệ sinh bên trong vùng kín càng khó, nước tiểu không được thoát hết ra ngoài dễ gây viêm nhiễm đường tiểu, đường tiết niệu, thậm chí khiến sau này bé bị vô sinh. Ngoài ra, nếu không được tách ra, âm đạo bị che kín, khi trưởng thành, những người bị dị tật này không thể quan hệ tình dục được.
Cách điều trị bệnh rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần dùng dụng cụ tách hai môi bé ra, và bệnh nhân thường được về nhà ngay, sau đó chỉ cần bố mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày là bệnh sẽ khỏi hẳn.
Không có lỗ màng trinh
Màng trinh là một lớp màng mỏng nằm trong âm đạo, cách cửa âm đạo khoảng một cm. Bình thường, màng trinh không hoàn toàn che kín âm đạo mà có một lỗ nhỏ để thoát dịch âm đạo hay máu mỗi kỳ hành kinh.
Ở các bé bị dị tật không có lỗ màng trinh, lớp màng che kín hoàn toàn âm đạo, khiến bộ phận này không thể tiết các dịch ra ngoài, gây ứ dịch bên trong âm đạo và tử cung. Các dịch này tích tụ lại có thể tạo thành một khối lồi ở ngay cửa âm đạo hoặc đôi khi thành một khối đặc (như khối u) ở bụng của bệnh nhân.
Nếu không phát hiện sớm và xử lý, khi đến tuổi dậy thì, các bé gái bị dị tật này sẽ thấy đau bụng dữ dội mỗi kỳ kinh nguyệt vì máu kinh không thoát được ra ngoài. Cách điều trị dị tật này cũng rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần rạch màng trinh ra là người bệnh sẽ trở lại bình thường.
Âm vật phì đại như dương vật
Những trường hợp này tương đối phức tạp và liên quan đến việc xác định giới tính của bé. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh như: lưỡng giới giả nam (bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam nhưng cơ thể lại phát triển theo hướng nữ), bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ở bé gái (bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ nhưng do tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hormone nam nên cơ thể dần thay đổi như nam), bé bị u buồng trứng….
Trong những trường hợp này, việc điều trị còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và có thể phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
Thoát vị bẹn
Bình thường, khi bé sinh ra, một túi nhỏ thông từ khoang bụng ra lỗ bẹn sẽ được bít lại, nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không được bít sẽ khiến các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui xuống dưới và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn thường là trên xương mu, khiến một bên môi lớn to, bên kia nhỏ ở bé gái, hay ở bìu nếu là bé trai. Đây là hiện tượng thoát vị bẹn. Hiện nay phẫu thuật là phương pháp duy nhất chữa bệnh này. Nếu không được mổ kịp thời, có thể xảy ra hiện tượng ruột, buồng trứng chui xuống bên dưới bị nghẹt và hoại tử.
Polip lỗ tiểu (sùi niêm mạc vùng kín)
Đây là một cục u lành tính mọc ra từ lỗ tiểu, nếu bị sờ mó hay cọ vào quần, nó có thể gây chảy máu. Nhiều bà mẹ đã vô cùng hoảng hốt khi thấy con gặp trường hợp này. Tuy nhiên, việc điều trị rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần mổ cắt bỏ polip là xong.
Bác sĩ Nguyễn Thị Mai Thủy cho biết, để phát hiện sớm bệnh cho con, bố mẹ phải quan tâm, nhất là người mẹ, mỗi ngày cần vệ sinh vùng kín cho bé gái sạch sẽ, tìm hiểu kiến thức về cấu tạo bộ phận sinh dục và quan sát xem có gì bất thường tại đó để cho bé đi khám sớm, điều trị kịp thời. Khi thấy bé thường xuyên kêu đau, ngứa, thường xuyên lấy tay gãi, sờ vùng kín hoặc có những bất thường khác ở các bộ phận trong cơ quan sinh sản thì cần cho bé đi khám chuyên khoa ngay để bác sĩ xác định bệnh và hướng dẫn cách điều trị.
Theo VnExpress
- Có thể tiêm văcxin tổng hợp khi đã tiêm văcxin đơn (07:36:00 31/05/2010)
- Sơ cứu khi bé ngạt nước (08:48:00 28/05/2010)
- Cho bé ăn vải hợp lý mùa hè (07:52:00 27/05/2010)
- Tự cắt tóc cho con (07:43:00 26/05/2010)
- Khi bé trai thích trò chơi con gái (08:31:00 25/05/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |