- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Để bé không nhét đồ chơi vào miệng
Bé yêu của bạn đã 2 tuổi và có một tật xấu là cho bất cứ thứ gì mà bé nhặt được vào miệng. Bạn băn khoăn không biết làm cách nào để giúp bé từ bỏ tật xấu này.
Vì sao bé có thói quen này?
Theo chuyên gia nghiên cứu sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, Judith Hudson, các bé thường cho mọi thứ vào miệng để khám phá hình dạng, chất liệu cũng như mùi vị khác nhau của đồ vật. Vì vậy, không có gì là bất thường khi bé yêu của bạn hình thành thói quen này, đặc biệt là bé đang ở độ tuổi khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh (2-4 tuổi).
Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao các bé ở độ tuổi này thường bị nguy cơ ngạt thở do nuốt phải dị vật (đồ chơi hay những vật dụng nhỏ, đôi khi có thể bé bị ngạt do hóc thức ăn…).
Ở độ tuổi này, bé cũng hoàn toàn chưa nhận biết được cái gì thì ăn được và cái gì thì không. Việc cho mọi vật bé nhặt được vào miệng chỉ là một cách để bé tìm hiểu xem vật đó có vị gì, có ngon hay không. Về thị giác, bé cũng chưa hiểu được sự khác nhau giữa một viên kẹo và một cái khuy, một chiếc bánh với một chiếc nhẫn…
Bạn có thể làm gì để giúp bé?
Để giúp bé từ bỏ thói quen này, bạn cần nhấn mạnh cho bé thấy sự tương phản/trái ngược giữa những thứ có thể cho vào mồm (thường gọi là thức ăn) và những thứ không thể ăn được.
Khi bé tiếp tục lặp lại thói quen của mình, bạn có thể nói với bé rằng: “Con yêu, đó là đồ chơi. Mà đồ chơi thì không cho được vào miệng.” hoặc “Chúng ta ăn thức ăn chứ không ăn đồ chơi, con ạ.”
Bạn cũng nên hạn chế khu vực cho bé ăn uống, chẳng hạn như trên bàn ăn hoặc ở bàn riêng của bé. Bạn cũng có thể đặt ra những quy định để giúp củng cố thêm nguyên tắc này. Đồng thời, bạn nên trao đổi với tất cả thành viên trong gia đình để có sự giáo dục thống nhất với bé.
Khi bé yêu của bạn lớn hơn, bé sẽ có xu hướng khám phá mọi vật bằng tay và dần từ bỏ thói quen khám phá bằng miệng. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng. Mọi bé 4 tuổi đều không còn lặp lại thói quen này nữa.
Mai Ly (theo Babycenter)
- Dạy bé rửa tay sau khi đi vệ sinh (09:58:00 18/07/2008)
- Khi bé cắn bạn (09:56:00 17/07/2008)
- Làm thế nào bố mẹ có con? (13:15:00 15/07/2008)
- Dạy bé sử dụng điện thoại (17:03:00 14/07/2008)
- Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho bé (08:02:00 11/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |