- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Dạy bé sử dụng điện thoại
Bé yêu của bạn thích nghịch các nút bấm trên đồ chơi và máy móc trong nhà. Bé cũng thích bắt chước động tác của bạn mỗi lần bạn nghe điện thoại. Vậy bé đã sẵn sàng để sử dụng điện thoại?
Hầu hết các bé trong độ tuổi đi học có thể theo hướng dẫn và học được các kỹ năng nói chuyện với người lớn. Vì vậy, nếu bé của bạn tỏ ra thích thú với việc sử dụng điện thoại và bạn cũng không ngại hướng dẫn bé trả lời những cuộc điện thoại đơn giản, bạn có thể theo các bước sau:
Đưa ra những quy tắc cụ thể
Bạn nên tạo ra những quy tắc cụ thể trong gia đình, chẳng hạn như lúc nào bé được phép nghe điện thoại, bé được gọi cho những ai… Bạn cũng nên để bé tự đưa ra những quy tắc riêng và phân tích cho bé quy tắc nào là hợp lý, nên được áp dụng.
Thực hành
Bạn nên rút dây điện thoại khi bắt đầu để bé thực hành. Trước hết bạn cần hướng dẫn bé những điều cơ bản trước, như cách bấm số như thế nào hay nên nói gì khi nhấc máy điện thoại lên…
Bước tiếp theo, bạn có thể dùng điện thoại di động của mình để gọi về số nhà cho bé thực hành và kiểm tra các kỹ năng của bé.
Hãy để bé được tự nhiên
Bạn không nên ngồi kè kè bên cạnh bé khi bé trả lời điện thoại. Hãy tạo cho bé một không gian riêng khi bé nghe điện thoại. Hãy để bé tự sắp lịch đi chơi hay chịu trách nhiệm với những lời mời.
Bạn vẫn có thể để ý đến cuộc điện thoại của bé mà không cần phải ngồi bên cạnh bé. Một khi bé đã hoàn toàn vững vàng và tự tin khi nghe điện thoại, bạn hãy để bé được tự nhiên tán dóc với bạn bè hay nói chuyện với người thân.
Những số điện thoại khẩn cấp
Bạn nên chuẩn bị một danh sách những số điện thoại khẩn cấp để bé có thể liên lạc trong trường hợp có chuyện xảy ra. 113 (số của cảnh sát), 114 (số của cứu hỏa), 115 (số cấp cứu) là những số bé nên biết.
Ngoài ra, bạn cũng cần dạy bé nhớ số điện thoại di động của bạn và chồng bạn cùng với một người thân khác trong gia đình.
Bạn nên tạo ra các tình huống cụ thể để bé tập trả lời và gọi điện đến các số khẩn cấp. Bạn cũng nên giải thích cho bé hiểu ngoài các số khẩn cấp, bé không nên nói tên, địa chỉ hay bất kỳ thông tin nào liên quan đến gia đình cho một người lạ.
Mai Ly (theo Parenting)
- Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho bé (08:02:00 11/07/2008)
- Dạy bé cách nhận quà (16:46:00 08/07/2008)
- Bé sợ nước (07:35:00 07/07/2008)
- Lòng tự trọng ở bé (11:52:00 05/07/2008)
- Những sai lầm trong cách dạy bé (15:40:00 03/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |