- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho bé
Nghệ thuật đâu chỉ giới hạn ở hội hoạ hay âm nhạc. Nghệ thuật tồn tại trong những hoạt động bình thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Một nhà sư phạm Thái Lan có lời khuyên: Những bậc cha mẹ muốn vun đắp tình yêu nghệ thuật vào khối óc con mình thì hãy đưa bé vào bếp phụ giúp việc nấu nướng.
Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh gửi con vào các trường đào tạo nghệ thuật với hy vọng rằng các giảng viên nghệ thuật giàu kinh nghiệm sẽ truyền thụ cho con mình khả năng nghệ thuật. Thật đáng tiếc vì những cha mẹ đó lại thiếu tự tin, không nhận thức được rằng bản thân họ cũng có thể truyền thụ nghệ thuật cho con.
Ảnh: GettyImages
Gia đình mới chính là cái nôi quan trọng nhất để chăm sóc cho mầm non nghệ thuật.
Hội họa đơn giản
Rất đơn giản, buổi sáng trước khi tới lớp, hãy khích lệ bé tự chọn trang phục cho phù hợp. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể gợi ý để trẻ biết phối màu hoặc kết hợp kiểu dáng quần áo. Đấy chính là nghệ thuật trong cuộc sống.
Thay vì thúc ép trẻ tới trường học vẽ, đánh vật với bảng mầu và bút, việc hướng dẫn trẻ chọn lựa quần áo đồng nghĩa với kiến thức về màu sắc và kỹ thuật pha màu.
Nhịp sống hiện đại hối hả quá. Nó khiến con người luôn vội vã, chẳng có thời gian chăm sóc thành viên trong gia đình. Nếu bạn ý thức được vấn đề và biết kìm tốc độc, tăng mức quan tâm tới con cái toàn diện hơn, nghệ thuật sẽ tự tìm đến con bạn.
Học nghệ thuật trong bếp
Nấu ăn tạo cho bé cơ hội được cảm nhận về hình khối, mùi vị, âm thanh. Nói một cách "mĩ miều", bếp là địa chỉ của “nghệ thuật ẩm thực”.
Chỉ có điều, cũng là hạn chế của nhịp sống hiện đại, thế hệ cha mẹ trẻ có xu hướng mua đồ ăn liền và đánh mất thú vui tính toán thực đơn, đi chợ tươi sống mua thực phẩm và một công đoạn khá dài cả nhà quây quần chế biến, thưởng thức bữa ăn ngon.
Góc nghệ thuật
Khoảng 3 tuổi là trẻ đủ điều kiện thể chất tiếp thu nghệ thuật. Nếu có điều kiện, cha mẹ nên tạo cho con một góc sáng tạo nghệ thuật ngay ở nhà.
Trong quá trình tạo dựng, cha mẹ cần dẫn dắt để trẻ cùng tham gia chuẩn bị dọn dẹp, tìm kiếm những thứ cần thiết như phủ sàn nhà, phủ tường để tránh dây bẩn. Hãy để óc sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ bay bổng ở góc nghệ thuật đó.
Cha mẹ cũng phải đến trường
Xa thêm một chút, nếu như các bậc cha mẹ vẫn cảm thấy thúc bách phải gửi con học các trường nghệ thuật vì cho rằng bản thân không có kinh nghiệm, kiến thức nghệ thuật vậy tại sao bậc cha mẹ ấy không nghĩ tới chuyện chính mình đi học để bù đắp những yếu kém trong nuôi, dạy con cái.
Không áp đặt bé
Không ít cha mẹ nhất quyết cho con học nghệ thuật bởi tự họ tin rằng đó là điều bắt buộc.
Thực ra đấy chỉ là mong muốn ích kỷ của cha mẹ, muốn đòi hỏi con cái thay họ làm cái điều mà họ không làm được: Biểu diễn âm nhạc, thi đấu thể thao, sáng tác hội hoạ…
Nếp nghĩ ấy vô cùng tai hại bởi kết cục đứa trẻ không yêu mà thậm chí trở nên rất ghét những điều bị cha mẹ ép học.
Hằng Nga
- Dạy bé cách nhận quà (16:46:00 08/07/2008)
- Bé sợ nước (07:35:00 07/07/2008)
- Lòng tự trọng ở bé (11:52:00 05/07/2008)
- Những sai lầm trong cách dạy bé (15:40:00 03/07/2008)
- Giải quyết các vụ tranh giành (11:39:00 02/07/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |