- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bé "nghiện" cắn móng tay
Bé hay cắn móng tay có thể do bé lo lắng, bé buồn chán, bé muốn giảm stress hay đơn giản là bé chỉ muốn 'giết' thời gian.
Tại sao bé lại cắn móng tay?
Nếu bé yêu của bạn cắn móng tay, có thể bạn sẽ nghĩ rằng bé đang lo lắng về một điều gì đó. Có rất nhiều người tin rằng việc cắn móng tay là một thói quen thể hiện sự căng thẳng, lo lắng.
Tuy nhiên, lo lắng và căng thẳng không phải là lý do duy nhất khiến bé cắn móng tay. Bé có thể cắn móng tay vì đó là cách để bé thoát khỏi sự tò mò, nhàm chán, để giảm stress, để “giết” thời gian hay chỉ đơn giản là vì bé muốn như vậy.
Ảnh: GettyImages
Trong số rất nhiều thói quen thể hiện sự căng thẳng, như búng ngón tay, xoắn tóc, véo mũi..., cắn móng tay là hành động thường thấy nhất. Hầu hết các bé đều làm vậy, thậm chí bé vẫn duy trì thói quen này ngay cả khi đã lớn hơn. Khoảng 1/3 học sinh cấp 1 và 1/2 trẻ vị thành niên có thói quen cắn móng tay.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bé sẽ tự từ bỏ thói quen này. Có thể là vì tự bé thấy không thích nữa hoặc vì bị bạn bè cùng lớp chê cười.
Bạn có thể làm gì?
Để tay bé luôn “bận rộn”:
Bạn nên để mắt tới bé, đặc biệt là khi bé sắp sửa cắn móng tay, chẳng hạn khi đang xem TV, hay trên ôtô… Bạn hãy đưa cho bé cầm một thứ gì đó như một con rối, một quả bóng nén hay một đồ chơi có chất liệu dẻo. Cắt móng tay của bé thường xuyên để bé chẳng thể cắn được cũng là một cách.
Chờ đợi và hi vọng:
Bên cạnh việc đưa cho bé đồ chơi để tay bé luôn “bận rộn”, tốt nhất là bạn và chồng nên thống nhất với nhau để lờ đi thói quen này của bé. Hành động cắn móng tay của bé thực chất là một thói quen vô ý thức, nghĩa là bé không hề nhận thức được điều mình đang làm chỉ đến khi bạn chú ý đến nó.
Vì vậy, việc mắng và phạt bé thực chất không có lợi gì cả. Ngay cả việc giải thích với bé về cảm giác của bạn như thế nào (kinh khủng, bẩn thỉu, khó chịu…) về việc bé cắn móng tay cũng chỉ càng khuyến khích bé thêm lún sâu vào thói quen này và ngày càng lặp lại việc đó thường xuyên hơn.
Và nếu bé đang trong thời kỳ bướng bỉnh, thích làm ngược lại tất cả những gì mà bạn bảo bé không nên làm thì hậu quả càng trầm trọng hơn. Ở các hiệu thuốc có bán một số loại thuốc có mùi vị không dễ chịu lắm để chữa tật cắn móng tay. Tuy nhiên, với bé ở tuổi này, việc bôi những loại thuốc như vậy lên đầu ngón tay bé có vẻ cũng giống như việc phạt bé một cách không công bằng. (Những loại thuốc này chỉ thích hợp với những bé học tiểu học và chỉ khi bé thực sự cũng muốn từ bỏ tật xấu này).
Kiểm tra cẩn thận:
Trong một vài trường hợp, việc cắn móng tay (đặc biệt là khi nó nằm trong nhóm những thói quen bày tỏ sự căng thẳng) có thể biểu hiện sự căng thẳng thật sự. Chẳng hạn như, nếu bé cứ liên tục gặm móng tay đến mức tay bé bị chảy máu hoặc bé nhai nhai móng tay và kèm thêm một số động tác khác như kéo tóc… thì bạn hãy gặp và nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn. Bé có thể đang phải chịu đựng nhiều sự lo lắng và căng thẳng hơn những bé bình thường khác.
Tuy nhiên, hầu hết các bé đều chọn một trong một vài thói quen để tự cho phép mình được vui vẻ (gặm móng tay hay nghịch mũi là một trong những thói quen như vậy). Vì vậy, bạn hãy giúp bé từ bỏ những thói quen này bằng cách không khuyến khích bé. Bạn hãy cố tình không nhận ra hoặc lờ đi những thói quen này và rồi một ngày, đột nhiên bạn sẽ nhận ra chúng không còn tồn tại nữa, cũng giống như thói quen dùng tã lót hay ti giả cho bé.
Mai Chi (theo Babycenter)
- Mềm mỏng tốt hơn răn đe (00:31:00 19/06/2008)
- Khi bé thích sờ ‘chim’ (14:09:00 18/06/2008)
- Giúp bé quyết định và lựa chọn (18:14:00 17/06/2008)
- Dạy bé về kích thước (16:31:00 16/06/2008)
- Chuẩn bị cho bé tập đi xe đạp (17:09:00 15/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |