- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giải quyết các vụ tranh giành
Tranh giành đồ chơi hoặc những bất đồng khi tham gia các hoạt động tập thể cùng bạn bè đồng lứa là nguyên nhân của các cơn giận dữ và cáu kỉnh của bé.
Đây là những biểu hiện cảm xúc thông thường của bé. Tuy nhiên, bạn không thể để bé giải tỏa cảm xúc bằng cách đánh các bé khác.
Theo sát bé trong những hoạt động tập thể
Bạn nên quản lý tất cả mọi hoạt động của bé thật chặt chẽ. Nếu bé yêu của bạn cắn, đánh, cấu, cào hay kéo tóc bé khác, bạn cần phải can thiệp ngay lập tức. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng đưa bé ra khỏi bé kia và nói với bé rằng hành động như vậy là rất xấu. Có thể bạn cần tách bé ra khỏi nhóm trong vài phút để bé bình tĩnh lại.
Khi bạn để ý theo dõi bé, bạn sẽ biết cách bé phản ứng với những tình huống cụ thể như thế nào. Chẳng hạn như bé thường hay đánh bạn khi bạn không đưa cho bé đồ chơi mà bé muốn… Để tránh tình trạng này, bạn nên cất bớt những thứ đồ chơi mà các bé thường ưa thích và chỉ để lại một ít đồ chơi để các bé chơi cùng nhau.
Trò chơi đổi “phiên”
Bạn có thể hướng dẫn cho bé và các bé khác tập chia sẻ đồ chơi bằng trò chơi đổi phiên. Chẳng hạn như bé được chơi gấu bông trong 5 phút, sau đó bé sẽ phải nhường cho bạn chơi trong 5 phút tiếp theo…
Các bé trong độ tuổi biết đi thường không có khả năng chia sẻ cho đến khi bé được 3 tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đưa suy nghĩ của bé phát triển theo hướng này.
Bằng trò chơi đổi phiên đơn giản, bạn và bé yêu có thể cùng nhau làm những công việc đơn giản, chẳng hạn như vuốt ve chú chó của gia đình. Bạn có thể nói với bé rằng: “Đến phiên mẹ rồi” và âu yếm chú chó trong vài giây. Sau đó, bạn nói “Bây giờ đến lượt con nhé” và để bé vuốt ve chú chó trong vài phút. Bạn lại tiếp tục nói “Đến lượt mẹ” để ngăn bé lại…
Bạn cũng có thể dùng một chiếc đồng hồ cát để căn giờ và thông báo khi hết lượt. Bạn có thể để mỗi lượt của bé kéo dài lâu hơn của bạn, như vậy bé sẽ bắt đầu nhận ra rằng đổi phiên là một sự lựa chọn có thể chấp nhận được.
Tách khỏi nhóm chơi
Bạn nên cân nhắc cẩn thận khả năng rằng bé không hợp với những bạn cùng chơi trong nhóm. Nếu tình trạng đánh nhau và giành giật đồ chơi liên tục tăng lên khi có mặt của cùng một hoặc hai bé khác, có thể bạn nên tìm cho bé những bạn chơi mới.
Hoặc bạn cũng có thể đưa bé đi chơi công viên, chơi trong vườn hoa trong các sân chơi tập thể thay vì tìm một nhóm bạn chơi chung với bé. Không gian hoạt động của bé càng rộng thì bé càng ít bị “dính” vào những cuộc tranh giành đồ chơi với các bé khác.
Mai Ly (theo Babycenter)
- Tránh nói 'không' với bé (16:00:00 01/07/2008)
- Khuyến khích bé chơi nhạc (13:47:00 30/06/2008)
- Bé 'nghiện' cắn móng tay (17:31:00 20/06/2008)
- Mềm mỏng tốt hơn răn đe (00:31:00 19/06/2008)
- Khi bé thích sờ ‘chim’ (14:09:00 18/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |