- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Những sai lầm trong cách dạy bé
Có rất nhiều bậc cha mẹ đã áp dụng những phương pháp giáo dục không đúng dẫn đến hậu quả không tốt đối với bé.
Dọa nạt bé
Dạy bé bằng cách dọa nạt rất dễ hình thành trong bé tính phản kháng và chống đối. Bé cũng có quyền tự chủ và khi bạn xâm phạm điều này, đặc biệt ở chỗ đông người thì bé lại càng muốn chứng tỏ cái tôi của mình. Hậu quả là bé không chỉ tái phạm mà còn có thể mắc lỗi nghiêm trọng hơn.
Khi trẻ mắc lỗi, cách tốt nhất là bạn nhẹ nhàng nhắc nhở, đồng thời chỉ cho bé biết hậu quả của việc mắc lỗi này. Khi được cha mẹ chỉ ra lỗi sai đồng thời nhẹ nhàng khuyên bảo, bé sẽ nhớ và cố gắng không tái phạm.
Dùng vật chất để dụ dỗ
Cách thức này có thể có tác dụng nhất thời nhưng về lâu dài lại phản tác dụng. Khi bạn đưa vật chất ra để bảo bé làm điều gì đó, bé có thể hứng thú làm ngay. Nhưng dần dần điều đó sẽ hình thành trong bé tính đòi hỏi, luôn muốn đổi cái này lấy cái kia. Đây là một biểu hiện rất không tốt.
Ngược lại, một lúc nào đó, bé làm được một việc tốt, bạn bất ngờ mua quà hoặc thưởng cho bé, bé sẽ rất vui và hạnh phúc. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ không ngừng nỗ lực để đạt được những thành tích cao hơn.
Hứa trước
Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều có thể thực hiện hết những lời hứa của mình với con cái. Và khi bạn thất hứa, bé sẽ rất thất vọng và mất lòng tin nơi bạn. Với bé, bạn cũng không nên bắt bé hứa trước điều gì. Hãy để cha mẹ và con cái cư xử với nhau dựa trên nền tảng của niềm tin.
Nhiếc móc, đay nghiến
Đây là điều tối kỵ trong mọi mối quan hệ chứ không chỉ trong mối quan hệ giữa cha mẹ và bé. Bé mắc lỗi, nhận lỗi, bé cũng rất mong nhận được sự bao dung của cha mẹ. Nếu bạn cứ liên tục nhiếc móc bé hay đay nghiến vào những khiếm khuyết của bé, tinh thần của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé dễ mặc cảm, tự ti. Hành động này cũng rất dễ gây ra sự xa cách, thiếu cảm thông, chia sẻ giữa cha mẹ và bé.
Với những khiếm khuyết của bé, nếu bạn biết cách an ủi, động viên và khích lệ, bé sẽ thấy phấn chấn và sẽ cố gắng khắc phục. Điều này không chỉ có tác dụng về mặt hình thức, mà tâm hồn bé cũng sẽ không bị tổn thương. Bé sẽ mạnh mẽ hơn vì tin rằng luôn có cha mẹ ở bên động viên và giúp đỡ trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Đối xử thô bạo
Đây là cách mà rất nhiều bậc cha mẹ áp dụng khi con mình mắc lỗi. Nhưng cách này làm tổn thương không chỉ thể chất mà cả tinh thần của bé. Cha mẹ cứ nghĩ rằng bị đánh đau bé sẽ nhớ lâu và không dám tái phạm. Nhưng thật ra, có thể bé sẽ vẫn tái phạm nhưng không bao giờ dám thú nhận với cha mẹ nữa. Điều này dần dần dẫn đến việc cha mẹ sẽ không thể biết bé đã làm những gì khi không có cha mẹ ở bên.
Khi bé nói dối hoặc làm điều gì không đúng, hãy phân tích để bé hiểu tác hại của việc nói dối. Đồng thời động viên bé rằng cha mẹ sẵn sàng tha thứ nếu bé thành thật. Khi ấy, bé sẽ tự tin và thoải mái hơn khi chia sẻ với cha mẹ và không nói dối.
Kim Anh (theo Phương Pháp Nuôi Dạy Con)
- Giải quyết các vụ tranh giành (11:39:00 02/07/2008)
- Tránh nói 'không' với bé (16:00:00 01/07/2008)
- Khuyến khích bé chơi nhạc (13:47:00 30/06/2008)
- Bé 'nghiện' cắn móng tay (17:31:00 20/06/2008)
- Mềm mỏng tốt hơn răn đe (00:31:00 19/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |