Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dạy bé biết chia sẻ

16:17:50 13/06/2008

Bé yêu của bạn không thích chơi chung với các bạn khác. Bạn băn khoăn có nên dạy bé học cách chia sẻ. Hãy tìm hiểu xem dạy bé chia sẻ bé như thế nào và bé có thể làm được gì.

Bạn mong đợi điều gì ở bé?

Phần lớn các bé đều rất biết cách chia sẻ. Bé hiểu và thậm chí còn có những cách biểu hiện rất đáng yêu. Bé phát triển tình bạn và bé thích được làm người khác vui (hài lòng).

Bé đã học được rất nhiều quy tắc về sự ảnh hưởng lẫn nhau trong xã hội, vì thế trừ khi bé có một ngày tồi tệ còn không thì bé thường sẽ rất “thảo”. Thực tế là bé có thể về nhà và đi giày của bạn vì bé và bạn đang chia sẻ với nhau.

Mặc dù vậy, một vài bé khác lại không hề tin rằng chia sẻ là một điều tốt đẹp. Đây là vấn đề thuộc về tính khí của bé. Trẻ con thường dễ bị chọc tức bởi những tình huống khó khăn và thỉnh thoảng có thể bé sẽ có những khoảng thời gian không hề muốn chia sẻ. Một vài bé khác cũng không muốn chia sẻ đồ chơi hay những thứ khác nếu chúng chỉ có rất ít hay bị hạn chế (chẳng hạn như nếu bé chỉ có 1 hay 2 cái kẹo, bé có thể không muốn chia cho ai khác).

Những điều nên làm

Nói chuyện với bé

Bé đã đủ lớn để có thể nói chuyện nghiêm túc với bạn về việc chia sẻ, vì thế bạn hãy nói chuyện thẳng thắn với bé về các vấn đề và cùng bé bàn cách giải quyết. Chẳng hạn như: “Nếu bạn Quân đến đây và muốn chơi chiếc xe tăng mới của con, con sẽ làm thế nào?” Khi thấy bé có vẻ miễn cưỡng chia sẻ đồ chơi của mình, bạn có thể hỏi bé tiếp: “Thế mọi khi con vẫn đến nhà bạn Quân và chơi đồ chơi bạn ấy thì sao? Con có muốn làm bạn Quân buồn và không đến chơi với con nữa không?”… Quan trọng nhất là bạn cần chỉ ra cho bé thấy việc chia sẻ sẽ giúp bé xây dựng được tình bạn – một trong những điều có ý nghĩa nhất với bé vào thời điểm này.

Không nên phạt bé

Bạn không nên phạt bé nếu bé tỏ ra “keo kiệt”. Nếu bạn nói với bé rằng bé ích kỷ và phạt bé khi bé không chịu chia sẻ hay tịch thu đồ chơi của bé, bạn sẽ khuyến khích cho sự oán giận chứ không phải là tính hào phóng của bé phát triển. Tốt nhất là bạn nên tìm một biện pháp khác tích cực hơn chứ không nên trách phát bé. Mặt khác, nếu bé biết chia sẻ, bạn cần khen ngợi bé.

Tôn trọng sự riêng tư của bé

Bạn cần tôn trọng mọi thứ thuộc về bé. Nếu bé cảm nhận rằng quần áo, sách vở hay đồ chơi của bé bị đối xử thô bạo (bị vứt lung tung) hoặc bị đụng đến, không có nghĩa là bé sẽ từ bỏ chúng dù chỉ trong một lúc. Vì vậy, bạn cần nói với bé trước khi bạn muốn mượn bé một chiếc bút chì màu hay bất kỳ một thứ gì của bé. Hãy tạo cho bé cơ hội được từ chối.

Bạn cần đảm bảo rằng, anh chị em ruột, bạn bè và người trông trẻ cũng cần tôn trọng bé bằng cách chỉ dùng đồ của bé khi được bé cho phép và dùng một cách cẩn thận.

Đưa ra những ví dụ

Cách tốt nhất để bé yêu của bạn học được sự hào phóng là định nghĩa nó. Bạn có thể chia sẻ với bé cốc kem của bạn, tặng bé chiếc khăn quàng hay chiếc cặp tóc của bạn… Bạn có thể dùng từ “chia sẻ” để miêu tả những gì bạn đang làm và đừng quên nhắc nhở bé rằng, có những điều không thấy được cũng có thể được chia sẻ (chẳng hạn như sở thích, ý tưởng hay những câu chuyện…). Quan trọng nhất là bạn cần cho bé thấy bạn cho và nhận, thỏa thuận và chia sẻ với cả những người khác.

Điều gì không cần chia sẻ

Một khi bé đã hiểu rõ khái niệm của sự chia sẻ, bé sẽ rất háo hức bày ra tất cả những gì bé có (bé có thể còn trở nên khoe khoang). Vì vậy, bạn sẽ cần phải dạy bé một số điều bé không nên chia sẻ. Chẳng hạn như bàn chải đánh răng, lược, mũ và giày là những thứ mà tốt nhất bé chỉ nên dùng một mình.

 Mai Ly (theo Babycenter)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo