- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Thức ăn dặm đầu tiên cho bé
Khoảng 4-6 tháng trở xuống, bé chỉ cần sữa mẹ (hoặc sữa công thức) để phát triển. Tuy nhiên, từ 6 tháng tuổi trở đi, sữa mẹ (sữa công thức) không còn đáp ứng nhu cầu phát triển của bé, nhất là chất kẽm và chất sắt. Lúc này, ăn dặm là công việc cần thiết, giúp cung cấp dinh dưỡng cho bé khoẻ mạnh.
Giai đoạn 4-6 tháng tuổi, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm như sau:
- Bé không từ chối khi được đưa thức ăn vào miệng.
- Có thể mút một chút thức ăn lỏng, đặc từ cái thìa.
- Thích các món mà cha mẹ ăn.
- Ăn thường xuyên hơn.
- Có khả năng ngồi thẳng khi được đỡ; giữ vững đầu và cổ của mình.
Bạn không nên ép bé ăn. Thời điểm này, sữa mẹ vẫn giữ vai trò chủ yếu, việc ăn dặm chỉ là để thử mà thôi.
Cho bé thử thìa thức ăn đầu tiên
Ngũ cốc gạo ăn dặm (rice cereal) là thức ăn đầu tiên phù hợp vì nó mịn và giàu sắt. Có thể trộn ngũ cốc gạo ăn dặm dành cho bé với chút sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước đun sôi để nguội.
Ngoài ngũ cốc gạo ăn dặm, các thức ăn dặm khác mà bé có thể tập ăn là rau củ như bí ngô, khoai tây, carrot và bí ngòi (bí ngồi); hoa quả như quả lê, táo tây, chuối, dưa hấu… Với chuối chín, có thể dùng thìa nạo và cho bé ăn ngay. Với quả lê hay táo tây, nên hấp chín trước khi nghiền nhuyễn cho bé thưởng thức.
Nên bắt đầu cho bé thử 1-2 thìa thức ăn dặm. Sau đó, tăng dần lên thành 2-3 thìa. Cuối cùng, tăng thành 2-3 bữa ăn mỗi ngày. Mỗi lần, chỉ cho bé ăn một loại thức ăn mới. Sau 3-4 ngày, thêm một loại thức ăn mới vào thực đơn bé đang ăn.
Lưu ý khác
Bạn cần rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn cho con. Đồng thời, luôn giữ dụng cụ nhà bếp sạch sẽ.
Từ 6 tháng tuổi trở lên, bé có thể dùng được cốc tập uống (có vòi) dành cho bé.
Nếu được thì thử nấu thức ăn gia đình cho hợp với bé, thay vì có chế độ riêng. Chẳng hạn, nấu rau và thịt cùng với gia đình. Sau đó, chế biến món ăn riêng cho con. Thức ăn dặm có thể được làm đông lạnh trong các khay nhỏ (như khay đựng đá viên) hoặc đựng trong túi nilon kín hơi và cần rã đông trước khi dùng.
Có thể dùng đồ hộp cho con nếu bạn phải đi chơi xa, ít có thời gian nấu nướng. Tuy nhiên, tránh phụ thuộc vào đồ hộp vì quan trọng là bé phải thử nhiều loại thức ăn tuơi ngon để tăng dinh dưỡng và phát triển khả năng nhận biết mùi vị.
Không cần thêm muối, đường, mật ong và các chất phụ gia vào thức ăn dặm. Tránh bỏ thức ăn dặm vào bình sữa để bé nhận biết được sự khác nhau giữa ăn và uống.
Phương Thảo (Theo Chw)
- 2 món bột với thịt gà (16:17:00 21/02/2010)
- Để quả bơ dầm được nhuyễn (16:20:00 16/02/2010)
- 8 dấu hiệu cần đổi sữa cho bé (20:14:00 14/02/2010)
- Mẹo vặt với món táo tây và chuối (10:19:00 11/02/2010)
- Thức ăn cho bé 7-8 tháng tuổi (14:17:00 07/02/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |