- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Cho bé làm quen với thức ăn lổn nhổn
Thức ăn dạng lổn nhổn (còn gọi là thức ăn cho bé tập nhai) giúp bé xây dựng kỹ năng nhai và làm khỏe các cơ trong miệng. Đây được coi là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, giúp bé hoàn thiện kỹ năng ăn uống, hỗ trợ khả năng nói và biểu lộ các cử chỉ trên khuôn mặt.
Khi bé được 8-9 tháng tuổi, bạn bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn với những cục nhỏ (không còn mịn như giai đoạn trước). Giai đoạn này, thức ăn của bé được chế biến với dạng miếng nhỏ, mềm xen lẫn với thức ăn dạng mịn. Ban đầu, bé có thể phát hiện ra những mẩu thức ăn lạ và phản ứng với chúng (nhè ra) nhưng khi đã quen, bé có khả năng ứng phó với những mẩu thức ăn này bằng cách nuốt nó vào bụng. Từng bước một, bạn hãy cho bé làm quen với thức ăn xay nhuyễn – dạng bã và dạng bốc.
Một số loại thức ăn phù hợp dành cho bé:
- Chuối chín thái dạng hạt lựu.
- Quả bơ chín, dùng thìa dầm nhuyễn.
- Đậu phụ luộc, để nguội và xúc ăn bằng thìa, với từng miếng nhỏ.
- Miếng bánh nhỏ được xúc bằng thìa.
- Khoai lang nướng (luộc) chín, để nguội và ăn bằng thìa, với từng miếng nhỏ.
- Những sợi mỳ nhỏ, ngắn.
- Các loại cháo.
Lưu ý: Để bé quen dần với thức ăn lổn nhổn, bạn nên tiếp tục cho con ăn thức ăn mịn. Thỉnh thoảng, mới thêm thức ăn dạng bã, cục nhỏ vào thực đơn cho con. Nhiều bé rất nhạy cảm với chất liệu của thức ăn; vì thế, sự thay đổi từ thức ăn dạng mịn sang dạng thô hơn, dễ khiến bé lười ăn.
Vài gợi ý khác giúp con ăn ngoan hơn
- Luôn cho con ăn ở tư thế ngồi.
- Tránh ép bé ăn quá mức. Thức ăn dạng mới cần thời gian để bé làm quen và nên cho con tập ăn từng bước một.
- Khởi đầu bằng những thức ăn bé yêu thích.
- Trộn thức ăn lổn nhổn với một loại thức ăn mịn mà bé đã quen.
Một số món ăn tham khảo
1. Món táo tây, carrot và mỳ spaghetti
Nguyên liệu: 2 thìa táo nghiền nhừ; 2 thìa carrot nghiền nhừ; 2 thìa mỳ ống (spaghetti) đã được nấu chín, cắt dạng ngắn.
Thực hiện: Trộn tất cả các thành phần trên vào nhau. Rưới thêm chút nước sốt ấm và cho bé thưởng thức.
2. Cháo hoa quả
Nguyên liệu: 2 thìa quả đào chín nghiền nhuyễn; 2 thìa quả lê chín nghiền nhuyễn; 1 thìa cháo nấu nhừ; 2-3 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thực hiện: Trộn tất cả các thành phần trên với nhau và cho bé thưởng thức.
>> Thời điểm và cách cho bé ăn bốc
Phương Thảo (Theo Sheknows)
- Bộ thìa bát dành cho bé tự ăn (09:48:00 17/01/2010)
- Để bé không lười ăn sáng (08:00:00 17/01/2010)
- Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng (10:53:00 16/01/2010)
- Bé đầy bụng, phân sống, lười ăn, hay ốm (08:00:00 14/01/2010)
- Sữa chua uống lên men dành cho bé (09:04:00 13/01/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |