Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Khi bé ham chơi và kén chọn thức ăn

09:10:30 18/05/2009

Đây là 2 biểu hiện bé không muốn ăn uống. Bé quá ham chơi không có cảm giác đói, chỉ thích chơi đùa thay vì ăn. Bé quá kén chọn thức ăn sẽ có ác cảm, khi ăn những thức ăn mới. Chúng sẽ khó chịu, nhè thức ăn hoặc nôn (trớ). Chúng sẽ từ chối không ăn nữa và có khuynh hướng đồng hóa ác cảm này với các thức ăn có cùng màu, hình dạng và mùi vị. Cả hai dạng bé lười ăn này đều thường kích động vào giờ ăn, khiến cha mẹ khó khăn trong việc giữ bé ngồi cùng bàn. 

Giải pháp

Tư vấn của Giáo sư tâm lý Irene Chatoor - Phó Chủ tịch Khoa Tâm thần học, Giám đốc điều hành Chương trình Sức khoẻ tâm thần dành cho trẻ nhỏ và nhũ nhi thuộc Trung tâm y học quốc gia dành cho trẻ em Mỹ.
Khi bé quá ham chơi và ném thức ăn (hoặc bát đĩa), cần tạm dừng ngay bữa ăn để điều chỉnh hành vi. Đây không phải là hình phạt mà là biện pháp cần thiết. Khi quay lại bữa ăn, nếu bé vẫn còn giận dữ và có hành vi xấu tiếp tục, cha mẹ nên kiên quyết ngừng bữa ăn của bé, cho đến khi bé chịu vâng lời thì thôi. Nếu bé gây áp lực với cha mẹ bằng cách gào khóc thì không được nhượng bộ.

Với bé kén thức ăn, cha mẹ phải giúp bé giảm ác cảm từ từ. Nếu bé nôn oẹ, cần dừng ngay thức ăn đó lại. Nếu bé nhăn mặt, nhè thức ăn nên cho bé ăn từng ít một, cho uống nước hoặc ăn ngay một loại thức ăn ưa thích của bé. Cha mẹ nên ăn làm gương biểu lộ sự thích thú khi ăn, sau nhiều lần có thể bé sẽ đề nghị được ăn.

Theo Giáo sư Hoàng Trọng Kim (Hội Nhi khoa Việt Nam) để bé không lười ăn, thức ăn phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Bé nhỏ chưa đủ răng phải chọn thức ăn loãng, bé lớn đủ răng thì chỉ thích thức ăn cứng để nhai như người lớn (nếu cho ăn cháo kéo dài, thường xuyên thì bé chán ăn, thậm chí có thể tạo ra tâm lý sợ thức ăn loãng).

Với bé hiếu động nên khéo léo khi xử trí. Ban đầu, có thể nương theo tính hiếu động, cho phép bé vui chơi khi ăn, nhưng phải tập dần để bé tập trung vào bữa ăn, ý thức là mình đang ăn thì hệ tiêu hóa mới tiết ra đầy đủ các dịch tiêu hóa, tạo sự ngon miệng...

Bữa ăn không nên là 'chiến trường'

Giáo sư Benny Kerzner - Chủ tịch Khoa tiêu hoá và Dinh dưỡng trẻ em, Trung tâm Y tế quốc gia Mỹ.
Hành vi dỗ dành hay đe dọa, ép bé ăn (dù quan tâm hoặc thờ ơ thái quá đến chuyện ăn của bé) có thể vô tình làm trầm trọng thêm vấn đề. Trong mọi trường hợp, không nên bắt buộc bé ăn vì điều này còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng.

Theo Giáo sư Benny Kerzner, điều quan trọng là bữa ăn phải vui vẻ chứ không nên là “bãi chiến trường”. “Chúng tôi tiến hành các nghiên cứu và thấy rằng, bắt buộc bé thường không có hiệu quả mà còn làm tổn thương tình cảm mẹ con, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của bé. Dọa nạt có thể làm bé chậm phát triển, chậm tăng cân. Nguy cơ suy dinh dưỡng còn thấp hơn nguy cơ rối loạn phát triển. Điều quan trọng là khuyến khích bé thèm ăn chứ không phải bắt ăn đủ số lượng” - Giáo sư Benny Kerzner nói.

Giáo sư tâm lý Irene Chatoor cho biết, 3 năm đầu tiên trong cuộc sống, có 3 điểm quan trọng với bé: Tự điều hòa việc ăn uống, tự điều hoà ngủ và điều hòa cảm xúc của mình. Theo bà, phải giúp bé học cách ăn và hiểu rằng việc ăn uống quan trọng như thế nào:

- Trước tiên người lớn cần giúp cho bé biết cảm giác đói bằng cách không ăn trong vòng 3–4 tiếng (không cho bé ăn vặt; uống nước hoa quả, khi bé khát chỉ cho uống nước trắng).

- Thời gian ăn cũng quan trọng, một bữa ăn không nên kéo dài hàng giờ, dù bé ăn được hay khó ăn thì bữa ăn hợp lý nhất là 20–30 phút.

- Không nên cho bé giải trí trong bữa ăn như vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách hay chơi đồ chơi. Bởi khi bị phân tâm, bé sẽ không chú ý đến các dấu hiệu đói và no từ chính cơ thể mình nữa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lười ăn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Chậm phát triển, rối loạn tăng trưởng, dễ mắc các bệnh mạn tính. Lười ăn cũng có thể dẫn đến các vấn đề cảm xúc như không thích tiếp xúc, chậm chạp, thờ ơ, không có hứng thú trong học tập và vui chơi.
 
Theo kết quả nghiên cứu của Hội Nhi khoa Việt Nam trong tháng 12/2008, tỉ lệ lười ăn ở bé dưới 8 tuổi là 27%. Trong đó, nhóm bé từ 1-6 tuổi có tỉ lệ biếng ăn cao nhất với 38%. Trên 40% những bé biếng ăn có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi. Thông tin từ Hội thảo khoa học “Biếng ăn - chẩn đoán và điều trị”do Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức lần lượt tại Hà Nội và TP HCM, vào ngày 13-14/5, với sự tham dự của hơn 600 bác sĩ chuyên khoa nhi, dinh dưỡng trong và ngoài nước.  
 
Đường dây nóng miễn phí dành cho bé lười ăn được thành lập bởi Hội Nhi khoa Việt Nam với hai số điện thoại (08) 2.2436.426 (TP HCM) và (04) 2.2436.426 (Hà Nội). Qua đường dây tư vấn, phụ huynh sẽ nhận được các lời khuyên khoa học hữu ích từ các bác sĩ của Hội Nhi khoa Việt Nam.

 Theo GĐ&XH

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo