- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tránh nhiễm độc BPA cho bà bầu
96% phụ nữ mang thai được xét nghiệm dương tính với Bisphenol A hoặc BPA - một hóa chất nhân tạo dùng sản xuất nhựa và mới đây được phát hiện là có liên quan tới vấn đề sinh sản.
Một số thống kê y tế cho thấy, hóa chất này được tìm thấy từ rất nhiều đồ dùng trong gia đình như hộp nhựa đựng thức ăn, đĩa CD, chai nhựa đựng nước uống (sữa, trà, rượu, nước hoa quả)… |
Một nghiên cứu mới đây phát hiện nhiều hóa chất trong máu và nước tiểu của phụ nữ mang thai. Nghiên cứu tìm thấy 163 loại hóa chất, được xếp thành 12 nhóm. Các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm 268 phụ nữ mang thai và kết luận, một thai phụ dương tính với ít nhất một vài loại hóa chất kể trên. Rất nhiều trong số những hóa chất có trong cơ thể thai phụ bị cấm từ năm 1970. |
Các nhà khoa học tiếp tục tiến hành thí nghiệm làm sáng tỏ tác động tiêu cực của BPA lên sức khỏe con người và đi đến kết luận: BPA gây hại cho sức khỏe con người tương tự như trên động vật. BPA có khả năng tác động xấu đến bộ não và hệ sinh dục của bé, ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ.
Tránh độc tố từ BPA
- Nên chọn những sản phẩm nhựa không chứa BPA (thường xuất hiện dòng chữ "BPV free" trên bao bì).
- Không uống nước đựng trong bình (chai) nhựa; thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội được chứa trong bình thủy tinh. Dùng cốc thủy tinh, cốc sứ thay cho cốc nhựa. Dùng bát sứ thay cho bát đĩa nhựa khi ăn uống.
- Có thể chọn sữa hoặc những loại nước quả được bảo quản trong hộp giấy, hộp thiếc thay cho hộp nhựa. Nếu uống nước hoa quả đóng hộp, bạn nên pha loãng nước quả. Cách này có tác dụng giảm thiểu sự ảnh hưởng xấu của BPA khi nó được tiêu hóa trong dạ dày.
- Không bảo quản thức ăn với dụng cụ bằng nhựa; thay vào đó, bạn nên đựng thức ăn trong những chiếc bát, chiếc đĩa bằng sứ hoặc thủy tinh.
- Không dùng dụng cụ bằng nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng; dụng cụ bằng gốm sứ hoặc thủy tinh chịu nhiệt sẽ an toàn với lò vi sóng.
Ngọc Huê
- Hỏi – đáp về cơn rặn chuyển dạ (11:47:00 23/11/2012)
- Bà bầu thời trang trong mùa lạnh (13:08:00 22/11/2012)
- Cần biết về cao huyết áp thai kỳ (14:46:00 21/11/2012)
- Tập luyện với bóng (11:14:02 20/11/2012)
- Sơmi tay lỡ dịu dàng (09:53:00 18/11/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |