Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lời khuyên cho thai phụ bị hen

16:03:10 23/09/2012

Trước hết, phụ nữ mang thai bị hen đặc biệt cần cách ly với khói thuốc lá. Khói thuốc không chỉ làm tăng cơn hen ở mẹ mà còn làm tăng tỷ lệ sinh non, thai lưu. Nếu người mẹ hút thuốc thì bé có nguy cơ mắc hen và viêm đường hô hấp cao hơn những bé khác.

Những gợi ý giữ sức khỏe thai kỳ khi bị hen:

- Trong suốt thời kỳ mang thai, phụ nữ đặc biệt là nhóm phụ nữ mắc hen suyễn nên đi khám theo định kỳ.
Nếu thai phụ mắc chứng hen mãn tính, tần suất khám thai nên duy trì đều đặn hơn, khoảng một tháng một lần. Quý III của thai kỳ - khi thai lớn, người mẹ càng nên đi khám nhiều hơn để ngăn ngừa các biến chứng xấu như thai nhỏ quá hoặc thai bị thiếu oxy…

- Thai phụ nên tránh những tác nhân gây hen suyễn như các loại lông chó, mèo trong nhà hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Đồng thời, nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống thật sạch sẽ và trong lành. Cách ly hoàn toàn với khu vực ô nhiễm, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

- Thai phụ nên tránh tiếp xúc với nhóm người bị cảm cúm bởi vì các dấu hiệu của cảm cúm có thể bao gồm tình trạng ho và đau họng – khiến chứng bệnh hen suyễn càng nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

- Thai phụ nên duy trì một chế độ vận động hợp lý. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, vận động đều đặn có thể làm dịu được các cơn hen. Tuy nhiên, người mẹ nên kiểm soát chế độ luyện tập hoặc giảm cường độ vận động nếu chứng bệnh này có chiều hướng xấu đi.

- Nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, việc thiếu vitamin C kết hợp với tình trạng ô nhiễm không khí làm gia tăng tỷ lệ mắc hen suyễn ở thai phụ. Vì vậy, thai phụ nên tăng cường các loại thực phẩm chứa vitamin C trong khẩu ăn hàng ngày như các loại rau màu xanh, các loại quả họ cam, chanh… Ngoài ra, thai phụ mắc hen suyễn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa Omega 3 như cá, hạt hướng dương, vừng… Axit omega 3 có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm tự nhiên, rất hữu ích để cải thiện cơn hen và hỗ trợ hệ hô hấp.

Điều trị

Lưu ý: Việc kê đơn và sử dụng thuốc hoàn toàn phải theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị hen suyễn cho phụ nữ có thai hay không, về cơ bản, đều giống nhau. Mục đích của chữa trị là kiềm chế cơn hen và ngăn ngừa tình trạng lên cơn hen. Cơn hen thường xảy đến khi thai phụ tiếp xúc với những yếu tố gây hen.

Bác sĩ sẽ kê đơn tùy vào tình trạng bệnh riêng của mỗi thai phụ. Đơn thuốc sẽ dựa trên tiền sử, tiến triển thực tế của bệnh, sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng. Thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm được nhiều bác sĩ sử dụng như phương thức chống hen.

Những loại thuốc chữa hen suyễn được kiểm nghiệm là an toàn với cả mẹ và bé phải được tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên môn, chẳng hạn thuốc Ventolin và Brycanyl. Những loại thuốc khác như Atrovent, Intal Forte, Becotide, Tiladem, Becloforte… dạng viên cũng được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho thai phụ. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra mối liên quan giữa những loại thuốc này với nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở bé.

Kiểm tra tình trạng hen suyễn trong quá trình chuyển dạ: Bác sĩ sẽ dựa vào biểu đồ điều trị hen suyễn trước đó để quyết định xem liệu có nên tiếp tục cho thai phụ dùng thuốc trong quá trình chuyển dạ hay không. Sau đó, thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi và đưa ra quyết định cuối cùng nếu tình trạng hen suyễn ở thai phụ có dấu hiệu trầm trọng hơn. Một số loại thuốc đang dùng tỏ ra không hiệu quả, do đó, bác sĩ có thể đổi loại thuốc đặc biệt để khống chế hen suyễn trong quá trình chuyển dạ.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo